Công thương là gì?

Cụm từ “công thương” chắc chắn không phái là một cụm từ xa lạ đối với chúng ta nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như các ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương.

Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho Quý độc giả thắc mắc công thương là gì? và cung cấp thêm một số hiểu biết cơ bản nhất về lĩnh vực công thương.

Công thương là gì?

Công thương là công nghiệp và thương nghiệp, công thương bao gồm một số ngành nghề kinh tế đặc biệt, có nhiều tác động tới đời sống kinh tế của người dân và đôi khi nó còn tác động lên cả vấn đề an ninh và xã hội.

Chính vì bao gồm nhiều ngành nghề đặc thù có tác động lớn tới nhiều mặt xã hội như vậy nên sự kiểm soát cần phải chặt chẽ hơn nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bền vững và an toàn.

Các ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực Công thương

Ngoài việc giải đáp công thương là gì? Chúng tôi sẽ liệt kê những ngành nghề thuộc lĩnh vực công thương để Quý vị tham khảo.

Những ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực Công thương đều là những ngành kinh tế chủ chốt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế xã hội ở nước ta. Sau đây chúng tôi xin liệt kê 29 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực Công thương:

1/ Kinh doanh xăng dầu:

Hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động, sản xuất, pha chế, xuất nhập khẩu, phân phối, đại lý, bán lẻ.

Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, về những điều kiện để được cấp phép kinh doanh xăng dầu hiện nay quy định tại Nghị định số 83 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu.

2/ Kinh doanh khí:

Hoạt động kinh doanh bao gồm các loại khí: LPG, LNG, CNG.

Đây cũng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện để được cấp phép kinh doanh được quy định chi tiết tại Nghị định số 87 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.

3/ Dịch vụ giám định thương mại:

Theo quy định tại Điều 257 – Luật Thương mại năm 2005 thì để được phép kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cần có các điều kiện sau:

“Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.”

4/ Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy):

Điều kiện để được tham gia kinh doanh đối với vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy) được quy định chi tiết tại Nghị định số 71 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

5/ Kinh doanh tiền chất thuốc nổ:

Xem tại Nghị định số 71 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

6/ Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền thuốc nổ:

Để sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì đơn vị, tổ chức phải có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu cần đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Ngoài ra còn cần có kho chứa, công nghệ thiết bị, phương tiện phục vụ công tác sử dụng vật liệu.

7/ Kinh doanh dịch vụ nổ mìn

8/ Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

9/ Kinh doanh phân bón vô cơ

10/ Kinh doanh rượu

11/ Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá

12/ Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa

13/ Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực

14/ Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương

15/ Xuất khẩu gạo

16/ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

17/ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thực phẩm đông lạnh.

18/ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.

19/ Nhượng quyền thương mại.

20/ Kinh doanh than.

21/ Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stic.

22/ Kinh doanh khoáng sản.

23/ Kinh doanh tiền chất công nghiệp.

24/ Hoạt động buôn bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến hạot động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài.

25/ Hoạt động thương mại điện tử.

26/ Hoạt động dầu khí.

27/ Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.

28/ Kiểm toán năng lượng

Điều kiện để được phép kinh doanh kiểm toán năng lượng được quy định cụ thể tại Điều 34, 35 – Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.

29/ Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp:

Xem quy định chi tiết đối với điều kiện được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp tại các Điều 7 và Điều 28 – Nghị định số 40 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.