Du lịch hành hương – sự phát triển hài hòa giữa tôn giáo và kinh tế

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về đi hành hương là gì hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Mỗi năm đều có một lượng lớn người hành hương đến thành phố hoặc quốc gia khác với mục đích tôn giáo, điều này mở ra một ngưỡng phát triển mới cho du lịch hành hương. Vậy đầu tư vào loại hình du lịch này cần những gì và nó có thể mang lại những lợi ích gì?

“Du lịch hành hương” là gì?

Du lịch hành hương là một nhánh của loại hình du lịch tôn giáo, trong đó người hành hương thực hiện một chuyến đi vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh để đạt được các giá trị và thực hành tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là tham quan, đến thăm các di tích và hiện vật tôn giáo. Hành hương là một trong những mục tiêu chính trong việc đi lại thời xưa và có thể xem như đây là tiền thân của du lịch hiện đại ngày nay.

pexels-nirmal-qtc-3873054-1024x768

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, du lịch hành hương và tôn giáo nói chung thường liên quan đến tất cả các chuyến du lịch bên ngoài môi trường thông thường vì mục đích tôn giáo, không bao gồm du lịch vì mục đích nghề nghiệp (ví dụ như các linh mục đi công tác). Đặc biệt, ở những quốc gia có phong tục lễ cưới hoặc ma chay mang đậm ý nghĩa tôn giáo, việc đến đây tham dự tiệc cưới hoặc đám tang cũng có thể được phân loại thành các hoạt động trong du lịch hành hương.

Xem thêm:: Rụng lông mi là điềm gì? Có phải là bệnh nguy hiểm | Seoul Academy

Được xem là một tiền thân của du lịch, việc hành hương đã được thực hiện từ thời cổ đại và trong một số tôn giáo trên thế giới. Điển hình là đại hội tôn giáo lớn nhất thế giới diễn ra tại Kumbh Mela của Ấn Độ thu hút hơn 120 triệu người hành hương. Ngoài ra cũng có các cuộc hành hương lớn khác như cuộc hành hương Hajj đến Mecca diễn ra hàng năm – một thủ tục người Hồi giáo nhất định phải tuân theo ít nhất một lần trong đời.

Tại sao các quốc gia nên đầu tư cho du lịch hành hương?

Hiện tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang quyết tâm phát triển loại hình du lịch hành hương này với quy mô lớn, theo nghiên cứu của Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ. UNWTO ước tính rằng mỗi năm có khoảng 300 đến 330 triệu khách du lịch đến thăm các địa điểm tôn giáo trọng điểm của thế giới, trong đó có khoảng 600 triệu chuyến đi tôn giáo cả trong lẫn ngoài nước. Với tiềm năng như vậy, các quốc gia có nền văn hóa và tôn giáo đa dạng nên khai thác nguồn tài nguyên phong phú này của mình để thúc đẩy du lịch hành hương.

kit-suman-mzxof8vgnqa-unsplash-1024x576

UNWTO thể hiện rõ sự khuyến khích của mình đối với du lịch tôn giáo, rõ ràng nhất là việc Tổng thư ký Taleb Rifai khuyến nghị rằng “du lịch tôn giáo có thể là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững”. Do đó, các hoạt động trong du lịch hành hương cũng nên được chú trọng phát triển vì loại hình du lịch này vừa có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân nói chung về di sản của toàn nhân loại, vừa cung cấp các nguồn lực để bảo tồn các giá trị và sản phẩm tôn giáo, đóng góp vào sự phát triển của địa phương cũng như xây dựng nền tảng hiểu biết về văn hóa. Loại hình du lịch này giúp các quốc gia và nền văn minh đặc biệt trở nên dễ được thông cảm và chấp nhận hơn. Tương tự, loại hình này cũng sẽ giúp ích trong việc bảo tồn các di tích và hình thức văn hóa đã bị mai một.

Xem thêm:: Hướng dẫn thay ổ khóa cửa kéo sắt – Sửa Cửa Sắt Hoàng Tuấn

Bên cạnh việc mang lại lợi ích cho các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, du lịch hành hương còn mang đến những cơ hội tuyệt vời giúp điểm đến hoặc đất nước tạo ra doanh thu, rõ ràng nhất là thống kê đã chỉ ra du lịch hành hương có thể giúp các quốc gia trên thế giới thu được 3,5 nghìn tỷ đôla. Hơn nữa, du lịch hành hương cũng sẽ giúp đóng góp ngoại hối và tạo ra việc làm cho quốc gia hoặc điểm đến tôn giáo.

Loại hình du lịch này đặt ra những thách thức gì cho việc quản lý điểm đến?

Để quản lý và phát triển du lịch hành hương, các cơ quan chức năng cần trân trọng tính đa dạng của các khái niệm tâm linh, các hệ tư tưởng sâu sắc nhưng có thể đối lập hoàn toàn với nhau, cũng như các phương thức tương tác xung quanh các địa điểm hành hương vốn có thể mâu thuẫn với các chuẩn mực kinh tế xã hội và chính trị thông thường của ngành du lịch và các cộng đồng người ngoại đạo chấp nhận. Do đó, quản lý du lịch hành hương đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về trải nghiệm mang tính khai phá bản thân, hiểu biết về địa điểm hành hương lẫn về sự tương tác giữa người tham gia và địa điểm này.

Vì các địa điểm tôn giáo và di tích đón rất nhiều khách hành hương mỗi năm, chúng dễ lâm vào tình trạng quá tải du lịch và điều này có thể gây ra những thiệt hại lâu dài cho những địa điểm linh thiêng này. Do đó, theo UNWTO, các nhà chức trách nên tập trung vào việc bảo tồn các điểm tham quan này song song và mật thiết với việc quảng bá và kêu gọi khách du lịch hành hương. Một “thách thức quan trọng” khác mà các cơ quan quản lý cần vượt qua là đảm bảo giá trị tôn giáo và duy trì sự tôn trọng của người dân đối với các truyền thống và thực hành tôn giáo của địa phương vì khi những truyền thống và tập quán này bị thương mại hóa để phục vụ du lịch, thái độ và cách cư xử của người dân có thể không còn như trước, gây ra hạn chế trong việc bảo tồn bản sắc tôn giáo.

ekrem-osmanoglu-uakpdjjojc-unsplash-1024x683

Xem thêm:: Duty Free và Tax Free là gì? Các Tín Đồ Mua Sắm Nên Biết

Những người hành hương thường tụ về một điểm rất đông mỗi khi có một nghi lễ hoặc sự kiện đặc biệt nào đó liên quan đến tín ngưỡng của mình sắp diễn ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, xu hướng tập trung này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của cả cộng đồng. Vì vậy, các cơ quan quản lý điểm đến cần phải linh hoạt và khôn khéo trong việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm làm dịu những người sùng đạo vốn có thể dễ dàng trở nên nhạy cảm trước bất cứ mối nguy nào với tôn giáo của mình, giúp họ cảm thấy mình không bị phân biệt đối xử và bị nhắm vào chỉ vì đức tin cá nhân, đồng thời đảm bảo an toàn cho họ cũng như những người khác trước tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

Cuối cùng, việc phát triển du lịch hành hương phải được tiến hành chặt chẽ với sự phát triển toàn diện của cộng đồng địa phương để việc phát triển du lịch hành hương sẽ luôn đi theo hướng bền vững và có lợi cho cả văn hóa lẫn kinh tế.

Tạm kết

Đến nay, những chuyến du lịch với lý do tâm linh, gắn với các “tượng đài tôn giáo” như thế này vẫn còn quan trọng và ở một số quốc gia như Ý, Israel, Ấn Độ, Pháp, v.v, điều này rõ ràng hơn hẳn. Như vậy, du lịch hành hương là một yếu tố quan trọng và xuất hiện thường xuyên trong ngành du lịch. Nhiều ấn phẩm chuyên sâu về ngành cũng đã đề cập đến du lịch tôn giáo nói chung và du lịch hành hương nói riêng như một “phân khúc đang phát triển nhanh chóng trong ngành du lịch” và các quốc gia cũng như các điểm đến nên xem xét tiềm năng tôn giáo của mình để làm nền tảng phát triển loại hình du lịch hành hương này.

Nguồn: Destination Review