Vấp ngã là gì? Vấp ngã để đứng lên hay để dành cho sự sợ hãi?

1. Đi tìm câu trả lời cho “vấp ngã là gì?”

Nếu như giải thích theo nghĩa đen về vấp ngã thì bạn có thể hiểu đây là trạng thái bạn ngã xuống do vấp phải một vật cản hay chướng ngại vật trên đường đi của mình. Tất nhiên, vật cản này là điều mà bạn không nhìn thấy cũng không thể dự đoán hay biết trước được.

Trong từ điển tiếng Việt, vấp ngã được giải thích là sự thất bại, sự sa ngã của bản thân trong một vấn đề hay trường hợp nào đó. Nguyên nhân dẫn đến việc vấp ngã này chính là vì sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm cần có để có thể thực hiện và hoàn thành tốt.

Thực tế thì hiểu một cách sâu xa, vấp ngã chính là thể hiện việc bạn gặp khó khăn trong quá trình làm hay thực hiện một điều gì đó. Và chính khó khăn đó đã khiến cho bạn không thể hoàn thành được mục tiêu theo kết quả như mong đợi, thậm chí còn khiến bạn phải trả bằng một cái giá mà đó là điều thực sự tồi tệ với bạn trong thời điểm đó.

Với vấp ngã, dù hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì tựu chung lại nó đều mang ý nghĩa chỉ đến việc bạn gặp khó khăn, bạn không thành công, bạn thất bại và bạn phải trả giá. Điều này chính là bởi bạn chưa thực sự đủ hiểu biết, chưa có kinh nghiệm và chưa thực sự đủ trưởng thành để có thể không “vấp ngã” mà vẫn thành công.

Tựu chung lại, ý nghĩa của vấp ngã không phải là điều xấu hay muốn bạn đi xuống. Mà thực tế, vấp ngã còn có ý nghĩa tốt đẹp hơn so với bản chất mà nó chứa đựng trong mình.

2. Vấp ngã là bài học đắt giá trong quá trình trưởng thành

Vấp ngã không đơn giản chỉ là việc bạn bị ngã mà vấp ngã còn là một bài học để bạn có thể tự rút kinh nghiệm cho mình, để bạn trưởng thành hơn và khôn lớn hơn.

Từ khi còn bé, bạn biết bò, rồi đến biết đi xong mới biết chạy. Đây được xem là một quy luật mà bất cứ ai cũng trải qua. Thực tế thì bạn chẳng thể nào vừa biết bò đã biết chạy mà không biết đi cả. Bạn cần tập đi trước khi tập chạy thì mới không thể để bản thân mình ngã đau được.

Điều này cũng giống như việc bạn vấp ngã, chỉ khi đã từng vấp ngã thì bạn mới có thể trưởng thành. Nếu không, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ được chứa đựng trong thân xác của một người trưởng thành mà không hề có cho mình một sự hiểu biết hay kinh nghiệm “để đời” nào cả.

Tại sao tôi lại nói chỉ khi đã từng vấp ngã thì bạn mới thực sự trưởng thành?

Thực tế là chẳng có vấn đề nào trên đời này có thể diễn ra một cách trơn tru và thuận lợi cả. Nếu như bạn được như vậy thì bạn thực sự là một người cực kỳ may mắn trong cuộc đời này. Mà trường hợp như vậy thì cực kỳ thấp.

Hầu hết, ai trong số chúng ta đều sẽ gặp những thử thách mà thậm chí cho dù bạn đã cố hết sức hay chưa bạn vẫn không thể thực sự vượt qua được điều đó. Và đó được xem là vấp ngã. Bởi lẽ, bạn vấp ngã vì bạn chưa cố gắng hết sức. Hoặc bạn cố gắng hết sức, thế nhưng, trước khi nhận ra được con đường đúng đắn đó thì bạn đã mắc sai lầm mà không thể cứu vãn được.

Khi vấp ngã được xem là điều cần phải có để bạn có thể trở nên trưởng thành hơn thì điều khác biệt ở đây chính là việc tự nhận thức. Tức là sau cú vấp ngã đó bạn nhận ra được điều gì? Bài học mà bạn tự rút ra cho chính bản thân mình ra sao? Mỗi một lần vấp ngã đều là một bài học cho chính bạn để bạn có thể tự rút ra kinh nghiệm cho chính mình.

Như vậy, khi biết bản thân thiếu sót ở đâu, cần sửa chữa điều gì thì bạn sẽ trở nên toàn diện hơn, là một phiên bản cao cấp hơn của chính mình. Với những bài học được chính bản thân mình tự đúc kết thì bạn đã có cho mình các trải nghiệm cụ thể. Và từ đó, bạn đã có sự trưởng thành trong nhận thức của chính mình và nhận thức ấy được thể hiện qua suy nghĩ của bạn cũng như cách bạn hành xử trong các tình huống sau này.

Xem thêm: Cách giúp bạn vực dậy tinh thần sau khi thất bại

3. Vấp ngã để thành công hơn trong tương lai

Nhìn vào thực tế, từ Bill Gates, Larry Page hay Steve Jobs thì họ đều là những doanh nhân, những tỷ phú nổi tiếng khắp thế giới. Thế nhưng, để đạt được vị trí đỉnh cao danh vọng như ngày hôm nay thì họ đều đã từng vấp ngã trên con đường sự nghiệp của mình. Điển hình như Steve Jobs, chính ông đã bị Apple cho “ra rìa” và buộc phải bán cổ phiếu của mình để tự thành lập công ty riêng trước khi có cú quay trở lại một cách ngoạn mục để gây dựng Apple thành một đế chế như ngày hôm nay.

Vấp ngã không phải là điều gây ra những cản trở khiến bạn không thể vươn tới được mục tiêu của mình. Mà vấp ngã ở đây để bạn có thể tự rút ra những bài học kinh nghiệm, những dấu ấn trong mỗi chặng đường của mình. Qua đó, bạn có thể nhớ, có thể biết, có thể trau dồi thêm cho bản thân.

Hãy thử tưởng tượng, nếu như bạn không từng vấp ngã, không từng trải nghiệm thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được khả năng của mình đến đâu và mình liệu có thể làm được điều gì đó hay không. Bạn sẽ mãi mãi chỉ sống trong vỏ bọc an toàn mà chính mình tạo ra, không có một sự biến đổi hay phát triển nào được xuất hiện ở trong đó cả. Năng lực của bản thân ra sao? Thế mạnh của bạn là gì? Thành công mà bạn tạo dựng được như thế nào? Đó là những câu hỏi mà bạn sẽ không bao giờ trả lời được nếu như chưa từng thực sự vấp ngã.

Vấp ngã ở đâu, đứng lên ở đó!

Đúng vậy, bạn ngã ở chỗ nào thì hãy đứng lên ở chỗ đó. Đây được xem như là một lời khuyên, đồng thời cũng là một lời nhắn gửi, một lời khẳng định gửi tới bạn. Steve Jobs ngã tại Apple và rồi ông quay trở lại để xây dựng lại đế chế công nghệ nổi tiếng khắp thế giới, Larry Page ngã tại Google và rồi vẫn quay trở lại với Google để tạo dựng một nền tảng công nghệ khó có thể thay thế. Điều này chứng tỏ rằng, bạn ngã chỗ nào, thì chính chỗ đó sẽ là nơi ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời bạn. Thất bại có, thành công có nhưng điều đó chỉ khiến bạn thành công hơn, trở nên trọn vẹn hơn. Thực tế thì chính chỗ ngã đó mới cho bạn biết được nguyên nhân tại sao bạn lại vấp ngã, điều gì khiến bạn không thể thành công được với điều đó.

Có một câu chuyện như thế này: Có một vị việc làm Giám đốc Marketing rất có năng lực và tài giỏi. Khi được nhận vào một công ty, anh ta lại luôn phàn nàn và phê phán công ty của chính mình. Thậm chí là chỉ trích cấp trên không công nhận được khả năng của anh ta mà lại quyết định sa thải anh ta trong thời gian làm việc khá ngắn ngủi.

Điều này nguyên nhân chính là tại sao? Đó là bởi vì anh ta đã mắc một sai lầm mà rất nhiều người tài giỏi có thể mắc phải. Đó chính là việc quá mong muốn thực hiện những thay đổi khi chỉ là một người mới trong một thể chế đã được duy trì trước đó từ rất lâu. Việc bị sa thải khi là người có năng lực được xem như một cú ngã đau cho vị giám đốc marketing này.

Bài học cho anh ta đó chính là khi bước vào một môi trường mới, hãy nhớ đến mục tiêu của bản thân khi quyết định công việc này. Sẽ có những thứ bạn không thích ở công ty mới đó, thế nhưng, đừng quan tâm đến nó. Hãy chỉ tập trung để thực hiện mục tiêu mình đặt ra mà thôi. Cho đến một thời điểm thích hợp, những điều khó ưa ban đầu đã không còn là điều ảnh hưởng đến bạn nữa.

Câu chuyện này thì liên quan gì đến chuyện vấp ngã để thành công?

Thực tế thì đây chỉ là một ví dụ cho bất cứ ai khi bắt đầu một việc làm cho mình tại một công ty mới, một môi trường mới. Làm quen với văn hóa công ty là điều đầu tiên bạn cần phải học cho mình. Nếu không, ngay từ bước đầu tiên bạn đã “ngã” rồi đấy. Nếu như muốn thành công với sự nghiệp của mình, việc làm quen và học cách kiềm chế chính mình sẽ giúp bạn có thể tiến sâu hơn, cho dù có ngã cũng sẽ “đỡ đau” hơn rất nhiều.

Xem thêm: Ở tuổi đôi mươi bạn thành công và thất bại trong cuộc sống

4. Vấp ngã – Bạn sẽ đứng lên hay sợ hãi?

Với những điều được nói trên liệu bạn có sợ vấp ngã hay không?

Vấp ngã có đau không? Chắc chắn là sẽ đau rồi, nhưng sau đó hơn cả đau sẽ là một bài học mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ bạn quên được.

Bạn đi trên đường, vì không để ý nên bị “ngã”. Bài học là gì? Hãy chú ý xung quanh và đi cẩn thận để không bị ngã lần nữa.

Một ví dụ rõ ràng nhưng lại đúng trong rất nhiều trường hợp. Kể cả nghĩa đen hay nghĩa bóng thì điều đó đều cho bạn thấy được giá trị mà vấp ngã đem lại cho bạn.

Thế nhưng, có một điều đang diễn ra rất phổ biến. Đó chính là việc đổ lỗi. Hồi nhỏ, bạn bị ngã, ông bà, bố mẹ “đánh chừa” cái sàn nhà làm bạn đau. Lớn lên, bạn quen với việc đổ lỗi, vì thế, mọi sự thất bại bạn đều đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận hay cho những người xung quanh bạn mà không bao giờ nghĩ lỗi là do mình.

Nếu cứ như vậy, thì liệu vấp ngã có thực sự có giá trị hay bạn sẽ còn vấp ngã hàng ngàn lần nữa. Thế nhưng, tôi lại tin rằng, cho dù bạn có mù quáng đổ lỗi cho ai đến đâu thì vấp ngã đến lần thứ n cũng sẽ khiến bạn phải nhận ra được bản chất vấn đề của chính mình là gì. Bởi vì vấp ngã nên mới đau, mà con người ta thường lại chỉ ghi nhớ một cách sâu sắc những điều làm mình đau mà thôi.

Một điều tôi muốn chia sẻ nữa đó là bạn có thể dựa dẫm vào bố mẹ, người thân hay bạn bè của mình. Đó hoàn toàn là tâm lý bình thường, bơi ai cũng mong muốn được an toàn, được bảo vệ. Thế nhưng, liệu bạn có thể ở bên họ mãi mãi hay không? Ai rồi cũng sẽ phải có những cuộc sống riêng của mình, nếu như bạn sợ vấp ngã, sợ va chạm với thế giới thì bạn đang tự thu hẹp chính mình lại, tự mình ngăn cản mình có những trải nghiệm, khám phá và có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Đây sẽ thực sự là cuộc sống mà bạn mong muốn?

Vấp ngã là điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống hiện nay. Có thể sẽ rất đau, rất khó chịu và rất khổ sở, thế nhưng, sau tất cả những cú vấp ngã đó, bạn mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn và giỏi giang hơn. Mỗi một lần vấp ngã sẽ là một bài học kinh nghiệm quý báu, là một cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của chính mình. Và là điều giúp bạn trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn.

Trên đây là những chia sẻ về vấp ngã. Hy vọng, bạn đã hiểu được vấp ngã là gì và không sợ hãi trước vấp ngã để tự tin và thành công hơn nhé!