Quyền chờ về chứng khoán là gì? Một số câu hỏi thường gặp | Yuanta Yuanta Việt Nam – Tập đoàn tài chính chứng khoán hàng đầu Châu Á

Hiểu đúng ý nghĩa của quyền chờ về chứng khoán

Hiểu đúng ý nghĩa của quyền chờ cổ phiếu là gì giúp nhà đầu tư một cách tối ưu hơn. Theo đó, có thể hiểu cổ phiếu chờ về là cổ phiếu được nhà đầu tư mua thành công với giao dịch khớp lệnh trên hệ thống.

Tuy nhiên, cổ phiếu chưa được chuyển về tài khoản do quy định về thời gian và thủ tục giữa sàn chứng khoán và công ty mua giới. Đồng nghĩa, cổ phiếu chờ đã thuộc quyền sở hữu của người mua với mức giá xác định và nhà đầu tư phải có trách nhiệm với cổ phiếu đã mua.

Trên thực tế, cổ phiếu sẽ về đến tài khoản sau 2 ngày và đến ngày thứ 3 thì bạn mới có thể chính thức giao dịch được số cổ phiếu đó. Đây là quy định chung mà bất cứ ai có ý định tham gia vào lĩnh vực này cần phải nắm rõ.

Thời gian chờ về chứng khoán là bao lâu?

Để hiểu rõ quyền chờ về chứng khoán là gì, nhà đầu tư cần nắm vững quy định mốc thời gian T0, T2, T3 trong chứng khoán. Đây là những ký hiệu được mặc định sử dụng trong ngành chứng khoán, giúp người tham gia thuận tiện hơn trong quá trình lên kế hoạch cũng như giao dịch. Cụ thể:

  • Ngày T+0: Là ngày thực hiện thành công giao dịch mua bán cổ phiếu.
  • Ngày T+2: Khi giao dịch thành công 2 ngày sau cổ phiếu mới về tài khoản.
  • Ngày T+3: Được xác định là 3 ngày sau khi giao dịch thành công, nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch mua bán.

Những điều cần lưu ý khi tham gia cổ phiếu chờ

Chứng khoán chờ là chứng khoán nhà đầu tư mua trên giao dịch và đang trong quá trình hoàn tất chuyển đổi chủ sở hữu. Để đảm bảo lợi ích của mình, trong quá trình giao dịch cần hiểu rõ quyền chờ về chứng khoán là gì. Đồng thời, đặc biệt cần lưu ý những điều sau đây.

Về mặt thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản

Khoảng thời gian từ T0 đến T2 là thời gian chờ cổ phiếu về nên nhà đầu tư không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào. Thêm vào đó, thời gian thị trường hoạt động theo quy định từ thứ 2 đến thứ 6 và nghỉ lễ theo quy định Nhà nước. Do vậy, nhà đầu tư nên lưu ý những ngày sàn chứng khoán nghỉ sẽ không được tính vào ngày chờ cổ phiếu về.

Về mặt mua bán cổ phiếu chờ

Theo quy chế giao dịch cổ phiếu được thông qua năm 2020, nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch T0 bằng cách bán khống. Hình thức mua bán cổ phiếu khi chưa nhận được cổ phiếu khá nhiều rủi ro.

Trường hợp giá bán trong ngày giao dịch thấp nhưng đến ngày nhận cổ phiếu thì giá lên cao khiến nhà đầu tư mất cơ hội. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên xem xét, cân nhắc về hình vay mượn cổ phiếu để đảm bảo lợi ích tốt nhất.

Cách bán cổ phiếu chờ về đảm bảo lợi ích nhất?

Trường hợp nhà đầu tư muốn bán gấp cổ phiếu để huy động vốn có thể thực hiện bán khống. Việc bán cổ phiếu chờ về trong ngày giao dịch với hình thức bán khống sẽ gặp nhiều rủi ro, thậm chí là mất đi nhiều cơ hội và một khoản tiền lớn.

Bán khống cổ phiếu là hình thức bán cổ phiếu chứng khoán mà không hoặc chưa sở hữu. Thay vào đó, để thực hiện giao dịch, họ sẽ tiến hành mượn chứng khoán sau đó đem bán với kỳ vọng giá sẽ giảm. Sau đó, trong tương lai người bán phải mua lại và trả lại đầy đủ số tiền đã vay trước đó. Điều này nhằm giúp họ kiếm được lợi nhuận bằng cách mua/bán lại số lượng chứng khoán này khi chúng giảm.

Để thực hiện bán khống nhà đầu tư phải thực hiện thông qua các nhà đầu tư khác, tức là bạn sẽ phải vay mượn cổ phiếu từ nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu bạn cần, sau đó khi cổ phiếu về sẽ chuyển cổ phiếu đó lại cho nhà đầu tư đã mượn trước đó. Việc vay mượn này sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng với cách thức chuyển nhượng cổ phiếu. Đối với thị trường cơ sở tại Việt Nam hiện nay chưa cho phép bán khống.

Trên thực tế, việc bán khống cổ phiếu diễn ra khá phức tạp, với một số thủ tục rắc rối. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thực hiện bán khống chứng khoán.

Có thể hiểu quy trình này thông qua ví dụ cụ thể như sau: Cổ phiếu của một công ty X giao dịch với thị giá là 50.000 VNĐ. Là một nhà đầu tư có tầm nhìn, bạn nhận định rằng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai và quyết định bán khống để kiếm lời. Lúc này bạn mượn 100 cổ phiếu của công ty X từ một nhà đầu tư đang sở hữu khác và bán ra. Tuần sau như dự đoán, thị giá của cổ phiếu này giảm chỉ còn 30.000 VNĐ, và ngay sau đó bạn đóng giao dịch lại. Vậy giá trị bán khống mà bạn thu được là 20.000 VNĐ.

Một số câu hỏi thường gặp quyền chờ về chứng khoán

Để giải đáp thêm về khái niệm quyền chờ về chứng khoán là gì, nhà đầu tư cần nắm rõ những vấn đề liên quan về cổ phiếu chờ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu chờ.

Điều kiện để bán cổ phiếu chờ về là gì?

Trong quá trình chờ cổ phiếu về, nhà đầu tư không thể tiến hành các giao dịch mua bán vì chưa thực sự sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, với sự đa dạng hình thức đầu tư, các cổ phiếu chờ vẫn có thể giao dịch bằng cách bán khống hoặc mua bán ngay trong ngày T0.

Thực hiện giao dịch trong thời gian chờ sẽ tồn tại nhiều vấn đề, nhà đầu tư cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Ký hợp đồng cho phép giao dịch chứng ngày ngày T0 với công ty cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán;
  • Phải có điều khoản chứng khoán trong ngày cho phép công ty chứng khoán giao dịch cổ phiếu trong hợp đồng. Điều này hỗ trợ thanh toán những phát sinh thiếu hụt để chuyển giao theo quy định pháp luật;
  • Hợp đồng phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí trong trường hợp xảy ra sự cố nhà đầu tư cần thanh toán.

Có nên bán cổ phiếu chờ về không?

Cổ phiếu chờ về hoàn toàn có thể bán ngay trong ngày T+0. Song, câu hỏi được đặt ra là, có nên bán cổ phiếu chờ về ấy không? Trên thực tế, việc này tùy thuộc vào người sở hữu cổ phiếu. Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu hay có những dự đoán về sự tăng hay giảm giá của cổ phiếu trong thời gian ngắn thì bạn có thể hoàn toàn có thể tự quyết định có nên bán hay không để đem lại lợi nhuận tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình.

Cổ phiếu cổ tức có phải cổ phiếu chờ về không?

Cổ phiếu cổ tức cũng có thể được xem là cổ phiếu chờ về. Nhận định này đúng vì đây cũng là cổ phiếu cần cần thời gian để chuyển vào tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Thủ tục cổ phiếu cổ tức chuẩn bị khá phức tạp nên mất khá nhiều thời gian hơn. Thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản mất khoảng 2 – 3 tháng và thường là giai đoạn nhà đầu tư lo lắng vì sự biến động của thị trường chứng khoán.

Sau khi hoàn tất thủ tục niêm yết cổ phiếu mới trên sàn chứng khoán. Sau đó, sở giao dịch tiến hành niêm yết làm thủ tục chuyển về tài khoản người nhận cổ phiếu cổ tức.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch cổ phiếu chờ khiến nhà đầu tư gặp khó khăn về thời gian và cơ hội. Do vậy, nhà đầu tư cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định giao dịch chứng khoán.

Đây là câu trả lời giải đáp thắc mắc quyền chờ về chứng khoán là gì của nhà đầu tư về sau khi mua cổ phiếu mà không thấy về tài khoản. Đồng thời giúp mọi người hiểu rõ hơn về thời gian nhận và quy định liên quan đến cổ phiếu chờ để quá trình giao dịch chứng khoán thuận lợi hơn. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!