Hàng rào thuế quan là gì? (Cập nhật 2022)

Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Hàng rào thuế quan là gì hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Trong khi nền kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sôi nổi, mỗi quốc gia đã xây dựng những biện pháp để tránh bị ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Một trong những biện pháp đó là hàng rào thuế quan là gì. Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới mà đối tượng là thuế va hàng hóa bị đánh thuế. Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây từ những quy định mới nhất hiện hành.

1. Khái niệm hàng rào thuế quan là gì?

Khái niệm

Định nghĩa hàng rào thuế quan là gì không được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp lý nào nhưng dựa trên những điều khoản pháp luật về thuế và hàng hóa chịu thuế tại Luật quản lý thuế năm 2019, có thể hiểu như sau:

– Hàng rào thuế quan là biện pháp được quy định bởi Chính phủ quốc gia quy định về các loại thuế hoặc những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải chịu thuế để nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước. Trong đó:

+ Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

+ Thuế quan là thuế áp dụng đối với những hàng hóa thông qua hải quan, hay còn gọi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục đích

Xem thêm:: 1 đêm bật điều hòa hết bao nhiêu tiền?

-Mục đích chủ yếu khi xây dựng hàng rào thuế quan là:

+ Bảo đảm sự ổn định của nguồn thu cho ngân sách nhà nước

+ Bảo hộ sản xuất trong nước

Khi áp dụng các loại thuế đối với những hàng hóa nhập khẩu, một áp lực để khiến cho phải tăng giá bán của những hàng hóa này, từ đó tạo ra được lợi thế trong cạnh tranh cho những hàng hóa được sản xuất trong nước về giá.

2. Những đối tượng phải chịu hàng rào thuế quan

Dựa vào khái niệm về hàng rào thuế quan là gì, có thể xác định những loại hàng hóa thuộc đối tượng của hàng rào thuế qua, bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

+ Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác.

Xem thêm:: 5 thời điểm &x27độc&x27 cứ cắt tóc là xui tận mạng, ai cũng nên biết để tránh họa khôn lường

+ Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Các trường hợp loại trừ:

Hàng rào thuế quan sẽ không áp dụng đối với những loại hàng hóa sau:

– Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

– Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

3. Những trường hợp hàng rào thuế quan bị xóa bỏ

Xem thêm:: XẾP HẠNG 150 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC NĂM 2021 – Tiếng Trung Cầm Xu

Hiện nay, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia nên một số các quốc gia đã ký kết, tham gia các Hiệp định, tổ chức kinh tế và trong đó hàng rào thuế quan là gì sẽ bị xóa bỏ. Việt Nam đã tham gia những thỏa thuận thương mại hướng đến mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, như:

– Gia nhập WTO:

+ Các nước thành viên WTO phải thực hiện những biện pháp nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản của thương mại quốc tế, trong đó có thuế quan.

+ Giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán thương mại đa biên.

– Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu):

+ Cắt giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU.

+ EU xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Trên đây là những thông tin về hàng rào thuế quan là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về hàng rào thuế quan. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc cần tư vấn nhiều hơn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi. ACC cam kết cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín và hiệu quả.