Hậu quả pháp lý là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu?

Hậu quả pháp lý là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Hợp đồng là một loại văn bản được dùng rất phổ biến hiện nay, về bản chất hợp đồng là sự thoả thuận của các bên khi các bên xác lập, thay đổi, chấm dứt giao dịch dân sự. Tuy nhiên, những sự thoả thuận của các bên không được trái với những quy định của pháp luật, quy phạm đạo đức, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

– Cơ sở pháp lý:

1. Hậu quả pháp lý là gì?

Hậu quả pháp lý được hiểu là những kết cục tất yếu sẽ xảy ra đối với những cá nhân, tổ chức phải gánh chịu nếu những cá nhân, tổ chức đó có những hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả pháp lý là sự kiện bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải chịu, tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất, phạm vi của hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân đó. Hậu quả pháp lý mà các tổ chức, cá nhân có thể sẽ phải gánh chịu đó là: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu:

Tại Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu, theo đó, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật dân sự 2015 được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Theo đó, giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật, và pháp luật cũng quy định về giao dịch dân sự có điều kiện và các hình thức giao dịch dân sự. Cũng tương tự như hợp đồng thì giao dịch dân sự cũng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với trường hợp giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Tuy nhiên, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần giao dịch đó cần phải có những điều kiện nhất định, những điều kiện đó được quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, đó là những điều kiện:

+ Điều kiện về chủ thể: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải là những chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, và chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện không có bất cứ sự cưỡng ép, đe doạ khi tham gia giao dịch dân sự đó.

Xem thêm:: Khám phá 8 cách nấu sò lông hấp sả tốt nhất bạn nên biết

+ Điều kiện về nội dung và mục đích của giao dịch dân sự: mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Điều kiện về hình thức giao dịch dân sự: hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Tuy nhiên, nếu gao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp có quy định khác. Do đó, có thể hiểu giao dịch dân sự vô hiệu khi những điều kiện về nội dung, mục đích, điều kiện về chủ thể, điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự đó không được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu có thể do: vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, do giả tạo, vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện, bị nhầm lẫn, vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định của pháp luật. Pháp luật đã quy định những trường hợp cụ thể của giao dịch dân sự vô hiệu, theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ gây ra những hậu quả pháp lý cụ thể. Theo đó:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

+ Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường và bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Xem thêm:: Danh sách 10+ cách làm thịt kho tiêu ngon hay nhất đừng bỏ lỡ

+ Giao dịch sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận( trừ trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả).

+ Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật dân sự 2015 và những luật khác có liên quan quy định.

Giao dịch vô hiệu dẫn đến rất nhiều những hậu quả pháp lý điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự, đặc biệt là người thứ ba ngay tình, do đó pháp luật cũng có những quy định về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Theo đó, có những trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Giao dịch vẫn được xác lập, thực hiện với người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực nếu trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình( trừ hai trường hợp sau: (1) trường hợp hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu, (2) trường hợp: chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật).

+ Trường hợp 2: giao dịch dân sự sẽ không bị vô hiệu nếu trong trường hợp giao dịch dân sự đó vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và sau đó tài sản đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình. Người thứ ba ngay tình căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

* Lưu ý: giao dân sự với người thứ ba bị vô hiệu khi tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền( trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa theo quy định của pháp luật).

Xem thêm:: Cách sửa lỗi không insert được cột trong Excel đơn giản nhất

– Hợp đồng vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định, theo đó:

Xem thêm: Xử lý trường hợp đấu thầu qua mạng nhưng chỉ có một nhà thầu

+ Trường hợp 1: khi hợp đồng vô hiệu thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp 2: hợp đồng chính vô hiệu và điều này dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng phụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp hợp đồng chính vô hiệu mà k dẫn đến sự chấm dứt của hợp đồng phụ nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Riêng đối với quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

+ Trường hợp 3: hợp đồng phụ vô hiệu sẽ không dẫn đến việc làm chấm dứt hợp đồng chính, đối với trường hợp này sẽ áp dụng các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

– Bên cạnh đó hợp đồng vô hiệu có thể do đối tượng không thể thực hiện được, đối với trường hợp này hợp đồng sẽ bị vô hiệu ngay sau khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. Trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết hợp đồng phải biết về bên còn lại có khả năng thực hiện được hay không, nếu trong trường hợp một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia( trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được). Tuy nhiên đối với những trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực theo quy định của pháp luật.