Các chòm sao trên bầu trời, chòm sao sáng nhất vào các mùa

Bạn muốn nâng cao kiến thức về thiên văn học, cũng như muốn tìm hiểu vềcác chòm sao trên bầu trời. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thể tự đưa ra các giải thích cho riêng mình nhé!

Chòm sao là gì? Có tất cả bao nhiêu chòm sao?

Chòm sao chính là một nhóm các ngôi sao được chúng ta nhìn thấy trên bầu trời vào ban đêm và chúng thường ở vị trí gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó. Trong không gian 3 chiều, con người sẽ nhìn thấy các ngôi sao gần nhau nhưng sự thật thì không phải như vậy vì thực tế chúng có rất ít quan hệ và đôi khi là cách nhau rất xa. Do đó, tên gọi “chòm sao” là do loài người trong lịch sử tự nghĩ ra các hình mẫu theo trí tưởng tượng để nhóm chúng lại.

Ngày nay, theo Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) đã phân chia bầu trời thành 88 chòm sao thông dụng chính thức cùng ranh giới chính xác đảm bảo mọi hướng đều thuộc về chính xác một chòm sao.

Giới thiệu về 12 chòm sao Hoàng đạo

Để hiểu rõ về 12 chòm sao Hoàng đạo, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về 2 khái niệm Thiên cầu và Hoàng đạo. Cụ thể:

  • Thiên cầu là một mặt phẳng hình cầu tưởng tượng, bao quanh và đồng tâm với Trái Đất nhưng với biên rất xa. Đây sẽ là bề mặt thể hiện hình chiếu của tất cả thiên thể, các hành tinh, ngôi sao, thiên hà,…
  • Hoàng đạo hay mặt phẳng hoàng đạo là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu trong 1 năm.

→ Do đó, khi hướng nhìn bị thay đổi chúng ta sẽ thấy được vị trí của Mặt Trời thay đổi so với các sao trên Thiên cầu. Trong vòng 1 năm, đường đi đó sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín được gọi vòng tròn Hoàng đạo với 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao.

1. Aries – Bạch Dương

Đây là chòm sao đầu tiên của Hoàng đạo và là chòm sao đơn giản nhất trong 12 chòm sao. Aries là con cừu bộ lông màu vàng trong thần thoại Hy Lạp và bộ lông của nó cũng chính báu vật mà người anh hùng tên Jason đã lên đường trên con tàu Argos để đoạt lại.

Các ngôi sao của chòm này rất khó để quan sát được chỉ có 2 ngôi sao sáng nhất là Alpha và Beta, còn lại các sao đều rất yếu. Đặc biệt, ở chòm sao này rất nhiều sao trong số các ngôi sao là cặp sao đôi.

2. Taurus – Kim Ngưu

Taurus là một trong những chòm sao lớn và sáng nhất trong 12 chòm sao. Sao Aldebaran là một trong số các ngôi sao sáng nhất bầu trời về đêm khi phía trên cái sừng của nó là một chút nhóm sao Hyades. Đặc biệt, trong vùng trời của chòm sao này thì bạn có thể nhìn thấy 2 tinh vân rất nổi tiếng là M1 (tinh vân Con Cua) và M45 (Pleiades-Thất Tinh).

Các ngôi sao của chòm Aries đều khá sáng nên việc nhìn và xác định là khá dễ dàng. Thời gian sau nửa đêm vào mùa hè và mùa thu trong năm sẽ quan sát rõ nhất chòm sao này.

3. Gemini – Song Tử

Trong chòm sao Gemini, có 2 ngôi sao sáng nhất cũng tượng trưng cho đầu của 2 vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp là Castor và Pollux. Các ngôi sao khác của Gemini đều có độ sáng khá cao, không tính 2 cánh tay hướng phía ngoài thì chòm sao này tạo thành hình đa giác khép kín khá đẹp.

4. Cancer – Cự Giải

Cancer là tên của con cua được nữ thần Hera tấn công con chồng Hercules trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, chòm sao này chiếm diện tích khá nhỏ trên Thiên cầu so với các chòm sao còn lại trong Hoàng đạo. Các ngôi sao của chòm sao này tương đối sáng, và bản thân chòm sao này cũng đơn giản nên bạn có thể dễ dàng xác định nó trên bầu trời.

5. Leo – Sư Tử

Leo là chòm sao sáng nhất và đẹp nhất của Hoàng đạo, thậm chí là trong tất cả 88 chòm sao chính thức. Nó chiếm một diện tích khá lớn trên Thiên cầu với những ngôi sao vô cùng sáng, đặc biệt nhất là sao Regulus – Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời được đặt tên bởi nhà Thiên văn Copernicus với ý nghĩa là trái tim sư tử.

Theo đó, để quan sát chòm sao này thì bạn nên lựa chọn các buổi tối từ tháng 4 đến tháng 6 và từ 7h đến 10h tối.

6. Virgo – Trinh Nữ

Virgo là chòm sao chiếm diện tích rất lớn trên Thiên cầu, nó chỉ thua Hydra về độ lớn trong số 88 chòm sao. Chòm sao này có cách sắp xếp khá rắc rối nên nếu chưa quen thì bạn sẽ rất khó để xác định được.

Tuy nhiên, nếu bạn xác định được đường Hoàng đạo thì bạn có thể dễ dàng nhận ra nó ở 1 vùng trời với nhiều ngôi sao sáng nằm ở phía sau cái đuôi của chòm sao Leo.

||Xem thêm: Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm

7. Libra – Thiên Bình

Nằm ngay phía sau chòm sao Virgo là Libra, chiếm diện tích khá khiêm tốn với nhiều ngôi sao tương đối sáng. Do đó, để nhận biết bạn hãy quan sát bầu trời vào các buổi tối mùa hè hoặc xác định vị trí của nó nằm trên Hoàng đạo giữa 2 chòm sao lớn và sáng là Virgo và Scorpius.

8. Scorpius – Bọ Cạp

Trong 88 chòm sao nói chung cũng như 12 chòm sao Hoàng đạo nói riêng thì Bọ Cạp được xem là một trong số các chòm sao sáng nhất. Đặc biệt, với đặc điểm khí hậu Việt Nam thì vào các buổi tối mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm bạn đều có thể quan sát chòm sao gần như toàn bộ buổi tối.

Scorpius nằm khá cao trên bầu trời, hơi chếch về hướng Nam và dễ nhận ra bởi thân hình uốn cong với cặp càng và cái đuôi của một con bọ cạp. Phần lớn các ngôi sao của chòm sao này rất sáng, khi có một chiếc kính thiên văn hoặc 1 ống nhòm thì bạn có thể nhìn ở đuôi con bọ cạp là 1 nhóm chi chít sao sáng gọi là tinh vân M7.

9. Sagittarius – Cung Thủ

Cách gọi thông dụng của chòm sao này phải là Cung Thủ chứ không phải là Nhân Mã. Theo đó, chòm sao này cùng chòm sao Nhân Mã là những chòm sao có hình dạng một giống người trong thần thoại Hy Lạp. Giống người này có phần thân là của ngựa, còn nửa thân phía trên là của người.

Sagittarius là vua của các nhân mã, là một chòm sao rất sáng và chiếm diện tích khá lớn. Phần lớn của chòm sao này là các ngôi sao sáng nhất tạo thành cây cung uốn cong của nhân mã, còn các ngôi sao còn lại thì tương đối mờ và khó nhận diện. Giống như Scorpius

bạn có thể quan sát vào buổi tối trong khoảng thời gian khá dài trong năm.

10. Capricornus – Ma Kết

Capricornus nằm ngay sau Sagittarius, khá mờ nhưng bạn vẫn có thể quan sát vào những buổi tối mùa hè trời trong. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng nhận dạng nhờ vị trí và nhờ hình dạng tam giác khép kín. Nói một cách chính xác thì tam giác vuông với góc vuông hướng về phía chòm sao Cung Thủ, còn cạnh vuông góc thì bị cắt xén thành nhiều đoạn nhỏ gấp khúc.

11. Aquarius – Bảo Bình

Cấu tạo của chòm sao này khá rắc rối với các ngôi sao hơi sáng nên tạo sự khó khăn nhất định cho việc nhận diện và quan sát. Mặt khác, thời gian chòm sao này xuất hiện vào buổi tối là vào mùa đông ở miền Bắc nước ta. Do đó, độ sáng của các ngôi sao cũng bị giảm nhiều do mật độ mây và sương đêm.

12. Pisces – Song Ngư

Song Ngư được mô tả là chòm sao bỏ trốn các vị thần trong cuộc tổng tấn công của Typoon. Thời gian để có thể quan sát một cách thuận lợi nhất chòm sao này là quá nửa đêm mùa hè. Còn vào mùa đông thì chòm sao này sẽ xuất hiện trước nửa đêm nhưng điều kiện ánh sáng trong khí quyển sẽ gây ra sự bất lợi nhất định cho quá trình quan sát.

||Bạn có biết: Tại sao lại có sao trên trời? Sự thật về các ngôi sao trên trời

Hình ảnh 12 chòm sao trên bầu trời đêm

Khám phá các chòm sao sáng nhất vào các mùa

1. Các chòm sao trên bầu trời mùa hè

Đây là các chòm sao quan sát tốt nhất trên bầu trời buổi tối mùa hè. Theo đó, ở Bắc bán cầu thì thời gian là từ tháng 6 đến tháng 9; còn ở Nam bán cầu là từ tháng 12 đến cuối tháng 3. Các chòm sao đó là:

  • Thiên Ưng (Aquila): Chứa sao Altair, là một trong các sao nằm gần Trái Đất nhất có thể thấy bằng mắt thường cách chúng ta 17 năm ánh sáng. Altair cùng với sao Deneb của chòm sao Thiên Nga và Vega của chòm sao Thiên Cầm hình thành nên Tam giác mùa hè.
  • Thiên Nga (Cygnus): Các ngôi sao sáng nhất của chòm sao này tạo thành một mảng sao gọi là Bắc thập tự. Ngôi sao sáng nhất Deneb là sao cấp I nằm ở xa Trái Đất nhất cũng là một trong các sao sáng nhất ở bán Thiên cầu Bắc đánh dấu đuôi của Thiên Nga.
  • Thiên Cầm: Là chòm sao nhỏ tọa lạc giữa các chòm sao Thiên Nga, Vũ Tiên và Thiên Long. Các ngôi sáng của chòm này phải kể đến Vega – ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm, Sheliak, Beta Lyrae – ngôi sao đầu tiên thuộc dòng ngôi sao biến quang, Epsilon Lyrae – sao Đôi Đôi gồm hai hệ sao nhị phân quay quanh nhau.
  • Vũ Tiên (Hercules): Là chòm sao lớn thứ 5 trên bầu trời, có thể dễ dàng nhận dạng bởi một số sao của chòm hợp thành hình Đá đỉnh vòm (Keystone). Vũ Tiên cũng sở hữu hai thiên thể Messier là cụm sao cầu Hercules (Messier 13) và Messier 92; cụm thiên hà Hercules với khoảng 200 thành viên.
  • Cung Thủ (Sagittarius): Chòm sao này có mảng sao Ấm trà (Teapot) được hình thành từ các vì sao sáng nhất chòm. Đồng thời là bến đỗ của nhiều thiên thể sâu tiêu biểu như nguồn phát sóng vô tuyến Sagittarius A, Thiên hà lùn Elip Sagittarius, Thiên hà Barnard, Cụm sao Quintuplet, 15 thiên thể Messier,…
  • Xà Phu (Ophiuchus): Là chòm sao lớn thứ 11 và là nơi cư ngụ của rất nhiều sao sáng cũng như thiên thể sâu thú vị. Rasalhague chính là ngôi sao sáng nhất của chòm, rồi đến Barnard – sao đứng thứ tư trong số các sao nằm gần Mặt Trời.

2. Các chòm sao trên bầu trời mùa đông

Các chòm sao mùa đông được quan sát tốt nhất vào buổi tối, ở Bắc bán cầu là từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 3 và ở Nam bán cầu là từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9. Cụ thể:

  • Thợ Săn hay Lạp Hộ (Orion): Chòm sao này có hình dạng giống đồng hồ cát với hai ngôi sao sáng nhất gồm Rigel và Betelgeuse – Là một trong 10 ngôi sao sáng nhất bầu trời. Cả 2 sao này đều siêu khổng lồ và là cấp sao biểu kiến I cách xa Trái Đất nhất.
  • Kim Ngưu (Taurus): Là chòm sao lâu đời nhất, chứa các ngôi sao và vật thể nổi bật. Ngôi sao sáng nhất là Aldebaran – Ngôi sao sáng thứ 13 trên bầu trời; cụm sao Pleiades; cụm sao Hyades là hai trong số những cụm sao mở gần Trái Đất nhất và tinh vân Con Cua M1.
  • Ngự Phu (Auriga): Chứa ngôi sao sáng thứ 6 trên bầu trời là Capella cùng 3 cụm sao mở M36, M37 và M38.
  • Đại Khuyển (Canis Major): Chứa 2 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời gồm Sirius hay Thiên Lang là sao sáng nhất trên bầu trời đêm; Caponus là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời và các cụm sao mở M41.
  • Tiểu Khuyển (Canis Minor): Đây là chòm sao chứa ngôi sao đứng thứ 8 trong các ngôi sao sáng nhất trên bầu trời – Procyon. Độ sáng biểu kiến của sao này là 0,34 cùng một hệ sao đôi có một sao chuỗi chính trắng lớp F và 1 ngôi sao lùn trắng.
  • Song Tử (Gemini): Hai ngôi sao sáng nhất là Pollux và Castor cùng một vài vật thể nổi bật như cụm sao mở M35, Tinh vân Con Sứa, tinh vân Người Eskimo và tinh vân Medusa.

3. Các chòm sao trên bầu trời mùa xuân

Các chòm sao mùa xuân được quan sát tốt nhất vào buổi tối, ở Bắc bán cầu là từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6 và ở Nam bán cầu là từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 12. Cụ thể:

  • Đại Hùng (Ursa Major): Đây là một trong 48 chòm sao Ptolemy, mang hình ảnh Gấu Lớn. Chòm sao này sở hữu hơn 100 ngôi sao với 6 sao cấp độ II, 6 ngôi sao cấp độ III và nhiều sao cấp độ IV. Trong đó, 6 ngôi sao cấp độ II phân bố trên Bắc Đẩu và tạo sự nổi bật cho chòm sao Đại Hùng.
  • Mục Phu (Bootes): Là một trong các chòm sao lớn nhất trên bán thiên cầu Bắc thuộc chòm sao cổ điển của Ptolemy, chứa sao Arcturus- ngôi sao sáng thứ 4 trên bầu trời cùng 8 sao cấp độ IV và 21 sao cấp độ V.
  • Sư Tử (Leo): Các sao sáng nhất của chòm này tạo thành 1 hình vòng cung gọi là mảng sao Lưỡi liềm. Regulus là sao nằm ở dưới cùng mảng này được coi là trái tim, và Denebola đánh dấu đuôi sư tử.
  • Xử Nữ (Virgo): Đây là một trong số các chòm sao lớn nhất Hoàng đạo và là chòm sao lớn thứ 2 trên bầu trời. Các ngôi sao của chòm này tách xa và khá rời rạc dẫn gây lên sự khó khăn cho việc quan sát.
  • Trường Xà (Hydra): Thuộc chòm sao Ptolemy, là chòm sao rộng lớn nhất trên bầu trời, chứa một ngôi sao đỏ có độ sáng cấp II.

4. Các chòm sao trên bầu trời mùa thu

Các chòm sao trên bầu trời mùa thu được quan sát tốt nhất vào buổi tối gồm:

  • Thợ Săn hay Lạp Hộ (Orion)
  • Kim Ngưu (Taurus)
  • Thiên Bình (Libra)
  • Xử Nữ (Virgo).

Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về các chòm sao trên bầu trời. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về thiên văn học, bạn đọc hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày nhé!

||Bài viết liên quan khác:

  • Sao băng là gì? Cách ước khi có sao băng trên bầu trời
  • Dải Ngân Hà là gì? Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh
  • Hệ Mặt Trời là gì, Thứ Tự Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
  • Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng và các hành tinh khác