15 loại cá nước ngọt phổ biến – đặc điểm và cách nhận biết

Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Hình ảnh các loài cá nước ngọt hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Cũng như khi nuôi các loại cá khác, nuôi cá nước ngọt cần chọn giống sao cho thích hợp với điều kiện nuôi trồng cũng như môi trường xung quanh.

Vậy trong các loại cá nước ngọt thì đâu là những giống cho hiệu quả kinh tế cao và dễ nuôi trồng nhất. Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những loại cá nước ngọt cho kinh tế cao và dễ nuôi

1. Giống cá mè trắng

Cá mè trắng là loại cá nước ngọt phổ biến nằm trong họ cá chép. Thân cá nhỏ và dẹp, cá có nhiều vảy nhỏ và thân hình thon dài. Trong thân thể cá có tuyến tiết mùi tanh nên rất tanh. Môi trường chủ yếu là nước ngọt những ao hồ hay đầm lầy với dòng chảy yếu. Nhất là khu nào nước yên tĩnh càng tốt.

Giống cá mè trắng (nguồn : higlumcom)
Giống cá mè trắng (nguồn : higlumcom)

Hiện nay nước ta có 2 loại cá mè chính là cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Nam Hoa. Môi trường sống của nó chủ yếu là tầng trên hoặc giữa. Miễn sau điều kiện xung quanh đảm bảo cóp nhiệt độ tầm 20 đến 30 độ, độ pH trung bình cùng với hàm lượng oxy trong nước duy trì >3mg/lit là được.

Giống cá này có đặc điểm là sinh trưởng tốt. Kể cả nuôi dày thì 1 năm cá cũng có thể nặng từ 5 đến 7 lạng. 2 tuổi đã có thể nặng từ 1,5 đến 1,9kg rồi.

2. Giống cá mè hoa

So với mè trắng thì mè hoa phát triển nhanh hơn. Loại cá này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại cá này đầu không có vảy lớn, mắt nằm rất thấp. Nó cũng không có xu hướng thích nhảy vượt như mè trắng. Môi trường sống chủ yếu là tần trên hoặc giữa.

Giống cá mè hoa
Giống cá mè hoa

So với cá mè trắng thì lại này dễ nuôi hơn cũng như tăng cân nhanh hơn. 1 năm có thể nặng từ 1,5 đến 2kg. 2 năm đã có thể nặng trên 4kg rồi. Cá mè hoa ăn động vật phù du, hay thực vật phù du sẵn trong nước.

Loại cá này cũng có thể nuôi thâm canh. Một năm thay phiên thả 3 đến 4 lần giống. Cũng có thể nuôi cùng cá trắm cỏ, mè trắng, rô phi nhưng theo tỷ lệ nhất định. Tầm 3 đến 5% số đàn. Loại này có tác dụng làm sạch nước tốt.

3. Giống cá trắm cỏ

Giống trắm cỏ đang được nuôi nhiều ở nước ta là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhập vào nước ta từ năm 1958. Thân thon bụng tròn, thót đuôi, hàm rộng dài, vảy lớn tròn.

Giống cá này được đánh giá là giống cá nước ngọt dễ nuôi lại có hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế nhiều nơi đã và đang cho nuôi thâm canh giống cá này. Cũng như cá mè nó chủ yếu sống ở tầng trên hoặc giữa với môi trường nước từ 0 đến 25 độ và độ mặn dao động từ 7 đến 11%.

Nguồn thức ăn chủ yếu của trắm cỏ là rau muống, hạt ngũ cốc, tôm tép, bèo dâu, cỏ tranh hay cỏ tự nhiên. Chúng chỉ cần ăn 8 đến 10% trọng lượng cơ thể là được. Càng lớn ăn càng ít.

Loại này có nhược điểm là không tiêu hóa thức ăn tinh tốt. Chính vì thế nếu nuôi cá và cho ăn bằng cám viên thì nên trộn thêm rau xanh vào. Cũng có thể tự làm cám viên bằng rau xanh và các loại hạt ngũ cốc.

Mật độ nuôi cá trắm cỏ được khuyến khích là từ 1 đến 2,5 con trên 1 m2. 1 năm tuổi cá đã nặng 1 cân, càng về sau tăng càng nhanh. Đến khi 2 tuổi có thể nặng từ 2 đến 9 cân. 3 tuổi nặng từ 9 đến 12 cân. Nhược điểm là không sinh sản tự nhiên trong ao được.

4. Giống cá chép

Trong số các loại cá nước ngọt thì cá chép là giống được đưa vào nuôi ở nước ta sớm nhất. Trong các loại cá chép thì cá chép vảy, cá chép trắng là giống được nuôi nhiều nhất. Đồng thời các nhà nuôi trồng cũng nhập thêm nhiều loại cá chép mới cũng như lai tạo nhiều loại cá chép với cá chép trắng để cho năng suất cao. Nổi bật nhất là giống lai giữa Việt – Indonesia và Hunggary.

Cá chép sống ở cả ba tầng của nước. Nơi nó thường sinh sống là ao hồ, đầm , sông cũng như nơi có nhiều bã hữu cơ, thực vật trong nước. Kể cả điều kiện khó khăn cá cũng sống được. Nếu nuôi cá chép thì có thể nuôi 2 vụ vào tháng 1 tháng 2 và tháng 8 tháng 9.

Nơi chúng sinh sống cần đảm bảo nhiệt độ tốt nhất là từ 20 đến 27 độ. Còn không duy trì trong khoảng từ 0 đến 40 độ. Hàm lượng oxy phải tối thiểu là 3mg/l. Độ pH dao động từ 6.5 đến 8.5.

Xem thêm:: 18 Cách phối đồ với giày Balenciaga Nam và Nữ không thể bỏ qua

Mùa sinh sản của cá thường vào tháng 3 đến tháng 6 và tháng 8 đến tháng 9. Trung bình vào mùa sinh sản 1 cân cá chép cho khoảng 150 đến 200 ngàn trứng.

Loại cá này không những dễ nuôi mà còn cho năng suất cũng như giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao. Bà con có thể áp dụng để nuôi thâm canh hoặc có thể nuôi cùng các loại cá khác đều được.

5. Giống cá trôi Ấn

Bề ngoài cá trôi Ấn khá giống cá trôi ta. Loại cá này được du nhập vào Việt Nam từ năm 1982. Giống cá trôi này ăn tạp và thường ống ở tầng đáy hoặc khu nước ấm. Đầu cá mập, thân cân đối, đỉnh đu nhẵn, mõm tù và hơi nhô ra. Miệng rộng. Cả môi trên và môi dưới phần viền đều có lớp thịt. Cá có 4 râu. Vảy tròn xếp khít nhau. Lưng có màu đậm hơn trong khi cả môi và mõm đều trắng.

Nơi cá sinh trưởng cần có mức oxy tối thiểu là 5mg/l. Tùy vào cỡ cá mà độ mặn thay đổi từ 15,4 đến 17,1%. Nhiệt độ lý tưởng cho cá phát triển là từ 26 đến 32 độ. Giống cá này chịu lạnh không giỏi. Không nên để nhiệt độ thấp từ 6 đến 7 độ vì có thể khiến cá ốm yếu hoặc chết.

Cá trôi ăn các động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, cám viên hay mùn bã động vật, các loại bèo.

Giống cá này tăng trưởng nhanh. Nếu điều kện tốt, một năm cá có thể nặng từ 0,5 đến 1 cân. Từ hai năm có thể nặng 1 đến 2 cân. Với đặc tính thịt thơm ngon lại giàu dưỡng chất nên người ta rất chuộng cá này.

6. Giống cá rô phi

Loại cá này có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu trên khắp cả nước. Dù là nước ngọt hay nước lợ đều sống được và khả năng chịu mặn tương đối cao. So với nhiều giống khác thì giống cá rô phi dễ nuôi nhất.

Cá rô phi có thể sống được ở môi trường nước có độ mặn lên tới 32%. Nhiệt độ lý tưởng từ 25 đến 35 độ. Không nên để dưới 20 độ chúng không chịu ăn. Dưới 12 độ sẽ chết.

Thức ăn của chúng rất phong phú và dễ tìm. Có thể là giun đất, thực vật hay động vật phù du, giun quế, cám viên, vèo, côn trùng, rau hay mùn hữu cơ.

Nếu nuôi trồng tốt thì 4 tháng là có thể tăng từ 2g lên đến 160 đến 17-g 1 con. Từ 1 năm là nặng 6 đến 8 lạng rồi.

7. Giống cá mrigan

Đây là giống cá nằm trong họ cá trôi Ấn. Nó được nhập về nước ta vào năm 1984. Giống cá này tương đối giống cá trôi. Nhưng thân dày và dài hơn chút. Cả thân đều có vảy.

Giống như cá trôi ta, loại cá này sống ở tầng đáy. Với tốc độ sinh trưởng chóng mặt thì giống cá này khai thác quanh năm được. Sau 1 năm nuôi cá có thể nặng từ 500 đến 1000g 1 con.

8. Giống cá lóc bông

Trong các giống cá quả thì cá lóc bông có kích thước lớn hơn cả. Loại cá này hay sinh sống và phát triển ở khu vực miền Nam hơn là miền Bắc. Nhất là khu Tây Nguyên hay ĐBSCL.

Giống cá này sinh trưởng nhanh và kích thước lớn. TRung bình 1 con có thể dài 25cm, thậm chí có con dài từ 75 đến 100cm lận. Loại cá này miệng to, rộng và đầu giống đầu rắn. Thức ăn của nó là động vật tươi sống do có bộ răng phát triển. Nhưng ngoài ra nó cũng ăn nhiều loại khác nữa. Cá lóc bông nuôi trong ao hay lồng bè có thể đạt cân nặng từ 1 đến 1,5kg 1 con.

Môi trường lý tưởng cho cá lóc bông là nhiệt độ từ 20 đến 30 độ. Nếu không thì duy trì trong khoảng từ 15 đến 42 độ là được. Độ mặn có thể đạt là 22‰. Cá càng to thì chịu mặn càng tốt. Độ pH trong nơi nuôi trồng duy trì từ 4 đến 10. Nếu pH dưới 4 thì cá vẫn sinh sôi và phát triển bình thường.

Xem thêm:: Tổng hợp 10+ làm cách nào để xoá tài khoản instagram hot nhất

Cá lóc bông ít xương nhiều thịt, thịt lại thơm ngon nên rất được thị trường yêu thích.

9. Giống cá tai tượng

Cùng là giống cá xương nhưng so với cá sặc hay cá rô phi thì cá tai tượng có kích thước lớn hơn cả. Một con có thể nặng đến 50 cân. Giống cá này ngoài nuôi lấy thịt trong ao hồ hay đầm lầy thì nó còn được nuôi cảnh nữa.

Môi trường sống tốt nhất của cá tai tượng là mức độ oxy tầm 3mg/l. Độ mặn chừng 6‰. Nhiệt độ nước nên duy trì từ 25 đến 30 độ và độ pH nên ổn định ở 5.

Loại cá này ăn tạp nên tốc độ sinh trưởng của nó rất nhanh. 3 năm tuổi một con cá có thể nặng 2,5kg. Thịt cá tai tượng được sử dụng nhiều để làm cá món rán và chiên hơn là nấu hay kho.

10. Giống cá bống tượng

Cá bống tượng là loại cá được tìm nhiều nhất ở ĐBSCL, sông Vàm Cỏ hay khu vực Đồng Nai. Giống cá này không chỉ kích thước to mà thịt cũng rất thơm ngon. Chính vì thế được nuôi trồng để khai thác thương phẩm cho thị trường Việt nam và quốc tế.

Giống cá này có thể sống ở nơi có độ mặn không quá13‰. Mức độ oxy cũng thấp dưới 1mg/l. Độ pH dao động từ 5.5 đến 8.3 là được. Nhiệt độ khu vực sống của cá nên duy trì từ 26 đến 32 độ. Nhưng nếu tầm 15 độ vẫn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Hện nay người ta còn nuôi cá bống tượng ở trong bể xi măng nữa mà vẫn cho năng suất cao cũng như giá trị kinh tế lớn.

11. Giống cá trê lai

Giống trê lai đang được nuôi thâm canh hiện tại thường là giống lai giữa trê đen và trê phi hoặc trê vàng và trê phi. Vì là loại lại tạo nên tốc độ tăng trưởng nhanh vô cùng. Ở môi trường tốt một tháng có thể tăng từ 100 đến 150g 1 con.

Giống cá này ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh nên thịt cá rất được ưa chuộng. Chính vì thế người ta nuôi nhiều giống cá này vì cho hiệu quả kinh tế cao.

Môi trường lý tưởng cho cá phát triển là nhiệt độ tầm 7 đến 39,5 độ. Độ mặn của nước tầm 15‰ và độ pH dao động từ 3,4 đến 10,5.

Với đặc tính ở cơ quan hô hấp nên dù môi trường có ít oxy nó vẫn sống được. Thậm chí ở trên cạn vài giờ cũng vẫn không sao.

Vì thích nghi tốt với nhiều môi trường nên hiện tại người ta hay nuôi cá trê lai trong bể xi măng. Vừa dễ quản lý lại ngừa dịch bệnh hay thu hoạch cũng dễ dàng.

12. Giống cá mè Vinh

Đây là giống cá thuộc họ cá chép được nuôi nhiều ở phía Nam, chiều dài cá có thể đạt từ 12 đến 20cm. Giống cá này ăn tạp, thức ăn cũng dẽ kiếm và phong phú. Nhưng chủ yếu là mùn bã hữu cơ hay sinh vật phù du. 6 tháng sau nuôi đã có thể đạt từ 150 đến 240g 1 con rồi.

Điều kiện lý tưởng để cá phát triển là từ 13 đến 33 độ, độ pH tầm 7 đến 8 và độ mặn chừng 7%.

Bạn có thể nuôi cùng với nhiều loại cá khác như cá chép, cá trôi, cá tra.

13. Giống cá tra xuất khẩu

Xem thêm:: Danh sách 13 cách làm hoa quả sấy bạn nên biết

Giống cá này thích nghi tốt với môi trường ở mọi tầng nước khác nhau. Miễn sao nhiệt độ ấm nóng như miền Nam là được. Ở điều kiện lí tưởng như lượng oxy thấp, pH = 4.5 cũng như độ mặn dao động từ 8 đến 10% thì dù ao tù nó vẫn sống tốt.

Cá tra là cá da trơn, lưng xám đen, đẩu nhỏ nhưng miệng rộng, thân dài và hơi dẹt bề ngang. Mắt cá to. Vây bụng chia làm 8 tia.

Ở khu vực sông Tiền có thể tìm thấy cá tra một cách tự nhiên, nhất là khu vực gần Campuchia. Còn người dân hay nuôi thâm canh trong lồng bè hoặc ao cơ khu vực ĐBSCL với quy mô lớn vì giống cá này cho năng suất cao.

Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của giống cá này tương đối cao. Sau 2 tháng nếu nuôi trong ao thì 1 con có thể tăng từ 14 đến 15g. 1 năm tuổi đã nặng từ 1 đến 1,5kg 1 con. 2 năm có thể đjat từ 3 đến 3,5kg.

Để phục vụ nhu cầu nuôi trồng của người dân, hiện tại người ta dùng phương pháp sinh sản nhân tạp cho cá tra. Vì thế giống cá không phải phụ tuốc vào bất cứ yếu tố nào.

14. Giống cá basa xuất khẩu

Giống cá này đầu bằng, trán rộng, mắt to. Râu cá dài tới tận gốc vây ngực nhưng cũng có con dài hơn tí. Vây lưng và ngực có màu xám, vây bụng thì dài tới hậu môn. Vây hậu môn lại trong suốt và trắng.

Một số nơi có nhiều cá

Loại cá này có nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar. Loại cá này chủ yếu được nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Loại cá này sống được ở nhiều tầng nước miễn sao điều kiện là mức oxy trong nước thấp, độ pH 4,5 cũng như độ mặn dao động từ 0.8 đến 1% là được.

Đặc điểm của thịt cá basa là thịt ngọt, béo nên được ưu chuộng và đem xuất khẩu. Có thể nói đây là giống cá dễ nuôi và cho năng suất cao.

Hơn nữa loại này cũng ăn tạp với thức ăn như cua ốc, rau củ, phân động vật, côn trùng hay cám viên, cá con. Nói chung rất dễ kiếm.

15. Giống cá chim trắng chuyên sống ở nước ngọt

Nguồn gốc của cá chim trắng là từ những khu vực sông suối Amazon. Mãi đến năm 1998 mới được du nhập vào Việt Nam. Hình dáng của nó không khác biệt nhiều so với giống cá chim ngoài biển.

Loại cá này khi nuôi trong ao sẽ sống ở tầng giữa và tầng đáy. Chúng sẽ đi săn theo đàn. Bạn cũng có thể nuôi ở ruộng hay lồng bè đều được.

Loại cá này ăn cỏ, cá tạp, mùn bã, hay các động vật phù du, bột ngũ cốc, giun hay thịt,… Nguồn thức ăn này đơn giản và dễ kiếm nên rất dễ nuôi.

Loại này thuộc dạng cá có tốc độ tăng trưởng nhanh. Chỉ cần 1 năm nuôi là một con cá có thể nặng từ 1 đến 1,2 cân. Nhưng loại cá này không hợp với thời tiết lạnh như mùa đông ở miền Bắc. Nếu vẫn muốn nuôi thì cần tìm biện pháp chống rét cho cá. (nguồn : higlumcom)

Kết luận

Trên đây đều là các loại cá nước ngọt dễ nuôi lại cho năng suất cao. Tùy vào điều kiện nuôi cũng như kinh tế hay mục đích mà bạn chọn giống cá nào để nuôi cũng được. Chúng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình bạn.