Kiện toàn là gì? Kiện toàn bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp

Việc làm Quản lý điều hành

1. Kiện toàn đồng nghĩa với sự phát triển?

Một tổ chức nhà nước hay doanh nghiệp muốn phát triển bền vững còn cần có một bộ máy cấp cao, cấp trung, cấp thấp hoàn chỉnh thúc đẩy hiệu suất làm việc cho các cấp dưới. Chính vì điều này mà Kiện toàn xuất hiện mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy Kiện toàn là gì?

1.1. Kiện toàn là gì?

Kiện toàn được hiểu nôm na là “làm cho mạnh mẽ và đầy đủ”. Hiểu một cách trôi chảy đó là sắp xếp, hoàn thiện đầy đủ bộ máy toàn cấp chính quyền trong một tổ chức.

Một tổ chức, bộ máy chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi có sự nhúng tay của người đàn ông mang tên “Kiện toàn”. Lý do ở đây là gì?

1.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức

Để cho một hệ thống chính trị trong các cơ quan, tổ chức có cơ cấu hợp lý, phù hợp, đội ngũ cán bộ làm việc năng suất, có chất lượng và hiệu quả. Thì kiện toàn tổ chức chính là xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chức năng của các bộ phận trung gian, tinh gọn các khâu tổ chức không cần thiết, chồng chéo làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác, tinh giản những bộ phận hoạt động không có hiệu quả. Từ đó tạo lập lên những khâu tổ chức mới, bổ nhiệm những cán bộ phụ trách có kinh nghiệm và có kiến thức nhất định.

Việc làm quản lý giám sát

2. Tại sao cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức?

Nhận diện được những yếu kém trong các khâu bộ máy, các khâu hoạt động có sự chồng chéo lẫn sau ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chuyện các tổ chức, các cấp có sự đan xen lẫn nhau nhưng tại đây, chúng tôi liệt kê ra thành 3 nguyên nhân chung có thể kể đến như:

2.1. “Chức tước thì trên trời còn năng lực thì dưới đất”

Trong bộ máy nhà nước,các cấp, các ngành, các cơ quan hầu như đang gặp tình trạng đó là có “người nhà” như một ông bụt hô biến thần tốc để đưa con cháu vào những vị trí quan trọng hay thậm chí nhiều người còn chấp nhận việc chạy bán chạy mua các chức các quyền để trở thành”sếp”. Việc làm của các “sếp” này khiến cho tổ chức bị ảnh hưởng không nhỏ khi mà các “sếp” lại chẳng biết làm gì, không biết quản lý, không biết điều hành tổ chức như thế nào, không biết phối hợp các bộ phận, nghiệp vụ ra sao, không biết bắt đầu cũng chẳng biết điểm kết thúc. Việc dồn việc và các sếp chẳng biết giao việc cho ai, điều này dẫn đến các tổ chức bị rơi vào tình trạng hoảng loạn, không có mục đích, cũng không biết làm gì.

2.2. Tàn dư của sự bao cấp

Khi mà các “sếp” không bao quát được các công việc của nhân viên cấp dưới, coi việc “ai làm thì làm, không là được thì thôi, ai thích làm thì cứ làm” là chuyện hiển nhiên và không quan trọng. Dẫn đến tình trạng “mỗi người làm theo ý thích của mình”. Vấn đề này chẳng khác gì thời bao cấp khi ai cũng có việc làm, có người làm không đầy đủ nhưng vẫn lĩnh lương đều bằng kẻ làm việc quần quật cả sáng lẫn đêm…

Xem xét đến thời điểm bây giờ, khi mà nhà nước đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tiến đến một nhà nước phát triển toàn diện, hướng đến sự hiện đại hóa mà vẫn còn tồn tại sự bao cấp trong bộ máy chính trị thì thật là nguy hiểm. Chính vì vấn đề thời đại cũng như yêu cầu cấp bách để bảo vệ quyền lợi cho người dân thì phải nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, kiện toàn toàn bộ bộ máy tổ chức để có thể thực hiện những công việc hiệu quả mang lại năng suất cao và toàn diện.

Việc làm giám đốc điều hành

2.3. Nhân tài bị hạn chế tài năng

Một người cán bộ trung thành, liêm chính, tận tụy, có trách nghiệm và là một người cán bộ gương mẫu luôn là yêu cầu hàng đầu đối với một bộ máy chính trị của nhà nước để có thể thực hiện và phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy điều hành. Thế nhưng họ chưa được nhận được mức lượng để có thể khuyến khích động viên những phẩm chất này. Khi mà chính sách tiền lương còn làm lu mờ giá trị của lao động “chất xám”, được hiểu là mức lương cơ sở của các lao động chất xám chỉ đơn giản bằng ⅓ mức lương tối thiểu của một lao động khu vực thị trường. Điều này ảnh hưởng đến việc phát huy hết được tài năng trong việc thực hiện các công việc được giao, khiến cho năng suất giảm sút không đảm bảo được chất lượng công việc…

3. Kiện toàn bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp

Nhìn nhận được thực trạng như trong bộ máy chính trị nhà nước thì trong các doanh nghiệp, 3 tình trạng chung này cũng không phải hiếm gặp. Các “sếp” mua được “chỗ neo đậu”, “con ông cháu cha”, “ các ông bụt thần kỳ” … Không còn quá xa lạ. Những thành phần này nếu như gia tăng quá nhiều trong bộ máy điều hành của công ty sẽ khiến cho việc công ty đi vào tình trạng trì trệ, gây sự lo lắng khi năng lực của sếp và nhân viên có quá nhiều chênh lệch, ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của các nhân viên có năng lực..

Chính vì để doanh nghiệp phát triển toàn diện và đi lên phát triển bền vững thì kiện toàn bộ phận tổ chức là hoạt động không thể thiếu trong một tổ chức. Và họ làm như thế nào?

  • Chấn chỉnh lại đội ngũ người đứng đầu từ cấp nhỏ nhất đến cấp cao nhất

Người lãnh đạo chỉ huy luôn là những người quan trọng nhất trong bộ máy điều hành doanh nghiệp, họ phải biết quán xuyến và có cái nhìn bao quát về toàn bộ khối công việc của tất cả các cơ quan, đơn vị, hội tụ được năng lực tập trung vào nhiệm vụ trước mắt… Các doanh nghiệp sẽ dựa vào nhiệm vụ, công việc hoàn thành của người lãnh đạo, loại bỏ những đối tượng hoạt động không hiệu quả.

  • Thực hiện giải pháp năng lực đi liền với mức lương

Nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ luôn luôn có mong muốn có thể trọng dụng được nhiều nhân tài trong công ty. Họ sẵn sàng trả một mức lương cao để giữ chân nhân viên tài năng của mình. Việc trả cho học một mức lương phù hợp với năng lực, kết quả công việc của họ là một cách để lấp đầy, phân biệt với những “người cắp ô đi, cắp ô về” đồng thời loại bỏ được những thành phần khiến cho bộ máy công ty bị rối loạn, mất đoàn kết…

  • Sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ cấp cơ sở

Việc có sự xuất hiện của các “con ông cháu cha” “ông bụt” “ chạy chức chạy quyền” là do quản lý còn có phần châm trước, lỏng lẻo khiến cho việc số lượng các “sếp” tồn tại càng nhiều. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn luôn phải rà soát lại những kỷ luật, các khâu tổ chức quản lý từ cấp cơ sở cho đến cấp cao để loại bỏ những thành phần “con sâu làm rầu nồi canh”. Từ đó hoàn thiện bộ máy điều hành, tạo sự an toàn cho các nhân viên có thể làm việc thật tốt, để họ có cơ hội thăng tiến và phát triển hơn nữa trong tương lai.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

4. Làm sao để tránh được cuộc “kiện toàn bộ máy tổ chức”

Thực tế rằng, không một bộ máy doanh nghiệp nào mong muốn việc công ty sẽ gặp rắc rối trong việc xuất hiện nhiều thành phần xấu, công việc bị trì trệ và công ty không thể phát triển được. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức cũng giống như việc cắt giảm nhân sự trong công ty, loại bỏ những thành phần xấu và gây nhiễu loạn trong bộ máy. Không chỉ là kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý hành chính các cấp mà còn là sự cắt giảm nhân viên trong các bộ máy hoạt động.

Không ai muốn mình đang yên đang lành lại bị loại khỏi công việc ổn định của mình. Chính vì vậy, những lưu ý sau đây sẽ phần nào giúp bạn thoát hỏi công cuộc kiện toàn bộ máy tổ chức .

4.1. Hoàn thiện tốt công việc, trau dồi kiến thức

Sự phát triển của công ty sẽ đi lên khi mỗi cá nhân hoàn thiện tốt công việc của mình. Sẽ thật khó có người nào có thể loại bỏ bạn nếu bạn đang hoàn thiện tốt công việc và đem lại lợi ích cho công ty. Không những vậy, để khiến cho công ty phát triển hơn nữa, thì bạn cũng cần trau dồi thêm những kiến thức cần thiết về chuyên môn cũng như các kỹ năng cơ bản. Khi mà cả nước đang tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế thì công ty của bạn cũng không phải một ngoại lệ, muốn phát triển thì phải gắn liền với hiện đại. Nếu như bạn giữ phong cách làm việc lạc hậu, kiến thức hạn chế thì bạn sẽ sớm bị đào thải ra khỏi bộ máy và công việc của chính mình.

4.2. Năng động, nhiệt huyết và tự tin

Thực sự mà nói, nếu bạn muốn có sự thăng tiến trong công việc thì bạn cần phải thể hiện năng lực của mình và việc đi sớm về muộn là không thể tránh khỏi. Bạn càng chăm chỉ cần cù, càng làm việc một cách xuất sắc nhiệm vụ được giao thì mọi công sức sớm muộn sẽ được đền đáp hoàn hảo.

Người tìm việc

4.3. Rèn luyện thêm kiến thức về tin học và ngôn ngữ học

Thời kỳ hội nhập thì không thể bỏ cơ cơ hội tiếp cận với các nước phát triển, kỹ năng về ngôn ngữ như tiếng anh, tiếng pháp… Việc bạn có thêm cho mình một ngôn ngữ là có thêm cho mình một cơ hội để thăng tiến và nổi bật hơn so với các nhân viên khác trong đơn vị. Điều này có thể dẫn đến việc sếp sẽ để ý đến bạn hơn và bạn sẽ được giao những công việc quan trọng của công ty.

4.4. Kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm đi kèm

Trong công việc đào thải, kiện toàn thì có được những phản ánh tốt của nhân viên cùng đơn vị chính là một điểm lợi cho bạn. Sức mạnh của đám đông của là sức mạnh to lớn nhất, vậy nên đừng gây thù gây oán với mọi người, cởi mở, thân thiện luôn là các giải quyết hợp lý, hiệu quả cho mọi vấn đề.

Trên đây là những thông tin về “Kiện toàn là gì” mong rằng Timviec365.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể xác định được mục tiêu mà mình hướng đến. Từ đó, tạo điều kiện cho bạn có thể tìm ngay cho mình vị trí phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp.