Làm giàu không khó – Vậy ở thị trấn nhỏ nên kinh doanh gì?

1. Một vài ý tưởng kinh doanh ở thị trấn nhỏ

Bên cạnh với việc thương mại đô thị đang có xu hướng bão hòa thì về quê làm giàu cũng là một vấn đề đã dần trở thành xu hướng. Khởi nghiệp ở thị trấn nhỏ không chỉ là xu hướng mới mà còn là lựa chọn của nhiều người trẻ và cả những người trung tuổi. Vấn đề được đặt ra ở đây là “thị trấn nhỏ nên kinh doanh gì” để thu lại lợi nhuận cao. Một vài ý tưởng dưới đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc.

1.1. Buôn bán hàng tạp hóa hay mở một siêu thị nhỏ

Tại Việt Nam, phần lớn khách hàng sẽ mua hàng qua các kênh truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa gần nơi sinh sống. Họ vẫn luôn có tâm lý mua nhu yếu phẩm ở chợ, ở cửa hàng tạp hóa gần nhà không những tiện lợi mà còn không cần mất thời gian đi siêu thị lớn để mua. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn hay thị trấn nhỏ ở Việt Nam. Vì vậy, kinh doanh tạp hóa vẫn là hướng đầu tư được nhiều người lựa chọn.

Bên cạnh đó, tại thị trấn nhỏ, chúng ta đã có mặt bằng sẵn hoặc giá thuê mua mặt bằng không đắt đỏ như tại đô thị, thành phố. Không cần đầu tư quá lớn, số vốn đầu tư chủ yếu là để nhập hàng hóa. Tận dụng sẵn mặt bằng và nguồn nhân lực trong gia đình. Dễ thu hút được khách hàng tiềm năng ở khu vực xung quanh, lân cận bởi tâm lý mua hàng tại cửa hàng xung quanh nhà. Do đó mà chủ cửa hàng sẽ có lợi nhuận ổn định hàng tháng.

1.2. Bén duyên với kinh doanh dịch vụ ăn uống

Ngày nay, nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao, không khó để nhiều người lựa chọn kinh doanh dịch vụ ăn uống để khởi nghiệp. Bạn có thể mở một quán ăn nhỏ bán đồ ăn sáng như bánh mì, cháo, phở … hoặc một quán trà sữa, cà phê cũng là một ý tưởng hay. Lợi nhuận có thể rất cao nếu chúng ta biết cách kinh doanh.

1.2.1. Quán cafe, trà sữa, trà chanh

Với giới trẻ, trà sữa, trà chanh hay cafe là những thức uống được ưa chuộng nhất hiện nay. Mọi người vẫn hay có câu “Cà phê đi?”, “Trà sữa không?”. Không khó để nhận ra, các quán cafe, trà sữa luôn được các bạn chọn để thưởng thức đồ uống và tâm sự, chia sẻ những câu chuyện với nhau. Nhiều người còn lựa chọn quán cafe, trà sữa để học tập, làm việc.

Tuy nhiên, đây không phải là một công việc dễ dàng. Có thể bạn đã có vốn, có sẵn mặt bằng, cùng với đam mê hoặc thậm chí là kinh nghiệm trong ngành, nhưng tất cả những điều ấy cũng chưa thể chắc chắn để khẳng định những điều đó sẽ mang lại thành công cho bạn khi bạn bắt đầu startup.

1.2.2. Cửa hàng bán đồ ăn

Có rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn như cháo, bánh mì, xôi,… mọc ra như nấm. Đây là công việc không chỉ phù hợp với những người trẻ tuổi mà cũng là một lựa chọn hợp lý với những người trung niên hay thậm chí là những người đã ở tuổi nghỉ hưu. Ở nông thôn hay thị trấn nhỏ được cái rất hay, đó là có sẵn nguồn lương thực như gạo, rau, củ quả do nhà trồng hay gia súc gia cầm cũng một tay nhà nuôi. Đấy chính là một lợi thế, cũng giúp chúng ta tiết kiệm được kha khá nguồn vốn đầu tư nguồn nhập hàng. Trong trường hợp không biết, chúng ta có thể bị bên cung cấp hàng chặt chém giá cả.

1.3. Mở cửa hàng văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm là những vật phẩm đơn giản, thường dùng để phục vụ cho các hoạt động ở văn phòng hay học tập như: sổ, vở, giấy viết, bút (chì, bi, mực), thước kẻ, giấy vẽ, ghim, kẹp, băng dính, hồ dán, túi nhựa, sổ cặp tài liệu, băng keo giấy,… Khi bạn muốn viết gì đó thì chúng ta cần phải có giấy có bút, hay bạn muốn dán gì đó thì cũng phải cần có băng dính hay hồ dán. Trông đơn giản là vậy nhưng đây lại là những vận dụng thường ngày chúng ta hay sử dụng.

1.4. Kinh doanh đồ điện, đồ gia dụng

Trong mỗi hộ gia đình, luôn có những sản phẩm như dụng cụ bảo quản thực phẩm, công cụ nấu nướng, âm thanh, ánh sáng,… Đây đều là đồ điện, đồ gia dụng – những thiết bị phải sử dụng hằng ngày. Vốn đầu tư không lớn, lại dễ tiếp cận khách hàng với sự đa dạng, phong phú về sản phẩm, giá cả dao động vừa phải,… nên đây cũng là một ý tưởng hay để bạn có thể suy nghĩ tham khảo.

1.5. Trang trại nhỏ

Ở quê, đất đai rộng rãi không chật hẹp, nhà cửa san sát nhau như thành phố đô thị, thì không có gì khó hiểu khi bạn chọn trồng trọt, chăn nuôi như một mô hình trang trại nhỏ để lấy sản phẩm đem bán, cung cấp cho nơi khác. Bạn có thể nuôi cá, trồng rau, nuôi thêm mấy con gà, con vịt,… Không những cung cấp lương thực cho gia đình mà còn có thể đem bán, mang lại thu nhập cho bản thân, cải thiện đời sống thêm tốt hơn.

2. Những khó khăn thường gặp trong quá trình kinh doanh

Dù là vậy, với hình thức kinh doanh nào đi chăng nữa thì cũng không hề dễ dàng đối với những người mới và chưa có kinh nghiệm.

2.1. Cạnh tranh thị trường ngày càng cao

Cuộc sống mỗi ngày luôn đổi mới và phát triển. Con người cũng phải theo kịp với tốc độ của thời đại. Chính vì vậy không thiếu người cũng có xu hướng về quê kinh doanh. Chưa kể đến, tại địa điểm ấy, cũng có những cửa hàng lâu năm, thì cửa hàng của bạn không những phải cạnh tranh với những cửa hàng mới mà còn cạnh tranh với những cửa hàng đã có sẵn trước đó. Chính vì vậy, bạn cần phải đưa ra được những chiến lược sản phẩm và marketing phù hợp để có thể thu hút được các khách hàng tiềm năng, góp phần tăng lợi nhuận cho cửa hàng.

2.2. Lựa chọn mặt hàng và đối tượng tiêu thụ sản phẩm

Một trong những điều kiện tiên quyết để thành công trong kinh doanh là lập bản đồ chính xác về thị trường. Ngoài tiềm năng lớn về vốn và con người, bạn cần có tầm nhìn bao quát và vạch ra thị trường chính xác. Sở thích của người mua hàng sẽ quyết định sản phẩm bạn muốn tiếp thị và đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Do đó, trước khi kinh doanh, bạn cần xác định mặt hàng mình muốn kinh doanh, mặt hàng nào cung ít, cầu nhiều. Bạn không nên bán những mặt hàng có nhiều nhà cung cấp nhưng lượng người mua ổn định. Vì vậy, để nắm bắt được các kỹ năng và kiến ​​thức liên quan đến khởi nghiệp, bạn nên tham khảo các khóa học kinh doanh online, offline… để có được kiến ​​thức cho riêng mình.

Qua đó, có thể thấy được, có rất nhiều ý tưởng để bạn có thể suy nghĩ, tham khảo và thực hiện. Nhưng làm được điều đó lại không hề dễ dàng. Bạn cần phải học hỏi và tìm hiểu kỹ những tài liệu, kiến thức liên quan và kinh nghiệm người đi trước nhằm duy trì và phát triển mạnh được hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, góp phần làm tăng doanh thu, đem lại lợi nhuận và niềm tin yêu của khách hàng đối với cửa hàng của bạn.

Như vậy, work247.vn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở thị trấn nhỏ nên kinh doanh gì? Còn chần chờ gì nữa, hãy lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào. Chúc bạn may mắn và sớm gặt hái thành công nhé.