Cách khắc phục khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Mẹo sửa hóa đơn viết sai hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Cách khắc phục khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Viết sai hóa đơn giá trị gia tăng là một trong những lỗi mà người viết hóa đơn thường mắc phải và rất lúng túng trong việc khắc phục nó. Và bài viết dưới đây, công ty Luật Phamlaw xin hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

>>> Dịch vụ kế toán thuế

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

2. Nội dung thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng

Trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hàng hóa/ dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế VAT, thuế suất VAT và giá trị thuế VAT.

Theo quy định, các nội dung trên hóa đơn giá trị gia tăng phải đảm bảo:

– Đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Không được tẩy xóa, sửa chữa.

– Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai; không được phép sử dụng mực đỏ.

– Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ đã được in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

– Trong trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

3. Các chứng từ cần thiết đối với một hóa đơn giá trị gia tăng mua vào/bán ra

Để xuất hóa đơn giá trị gia tăng cần có những chứng từ sau:

– Hợp đồng bán hàng, hợp đồng mua hàng. Trong trường hợp hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hóa mua vào hoặc bán ra,

– Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho đối với hàng hóa bán ra hoặc mua vào.

– Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với các hàng hóa bán ra hoặc mua vào.

Xem thêm:: Điểm danh 10+ số 92 có ý nghĩa gì tốt nhất bạn cần biết

– Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.

4. Các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Nói về vấn đề viết sai hóa đơn GTGT thì có rất nhiều trường hợp cụ thể như:

– Viết sai tên công ty;

– Viết sai tên người mua hàng;

– Viết sai địa chỉ;

– Viết sai mã số thuế;

– Viết sai ngày tháng;

– Viết sai tên hàng hóa, dịch vụ;

– Viết sai đơn vị tính, sai số lượng;

– Viết sai đơn giá;

– Viết sai số tiền;

– Viết sai thuế suất.

Vậy khi gặp các trường hợp trên cần phải xử lý ra sao?

5. Cách xử lý các trường hợp khi viết sai hóa đơn GTGT cụ thể:

Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính: Quy định xử lý đối với hoá đơn đã lập:

5.1 Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống:

Cách xử lý:

– Bước 1: Quý khách chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó.

– Bước 2: Lập lại hóa đơn mới là xong.

Xem thêm:: Cách chế biến thịt thỏ cùng 5 món ăn ngon từ thịt thỏ dễ ghiền

Chú ý: Phải lưu giữ số hóa đơn lập sai (không xé khỏi cuống).

5.2 Trường hợp hóa đơn viết sai đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng

Cách xử lý:

– Bước 1: Gạch chéo 3 liên của hóa đơn viết sai đó.

– Bước 2: Kẹp lại vào quyền hóa đơn (lưu ý phải gạch chéo và lưu giữ để sau này giải trình).

– Bước 3: Lập lại hóa đơn mới.

Chú ý: Trường hợp này khi phát hiện và xử lý phải cùng một ngày.

5.3 Trường hợp hoá đơn viết sai đã xé giao khách hàng nhưng chưa kê khai:

Cách xử lý:

– Bước 1: Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai (không lập biên bản hủy hóa đơn). Biên bản thu hồi hóa đơn phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của hai bên, ghi rõ lý do thu hồi.

– Bước 2: Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn đã lập sai đó.

– Bước 3: Xuất lại hoá đơn mới (đúng). Hai bên dùng hóa đơn mới để khai thuế.

5.4. Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai đã xé giao khách hàng đã kê khai thuế

a. Trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền thuế

Các lỗi sai như: Viết sai ngày tháng, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản…

* Cách xử lý:

– Bước 1: Hai bên lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.

– Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót, ghi rõ nội dung sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu…

VD: Điều chỉnh mã số thuế của hóa đơn số…ký hiệu…ngày tháng…từ…thành…

*Cách kê khai thuế: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.

Xem thêm:: Bà bầu uống sữa vào lúc nào trong ngày thì tốt? – Vinamilk sữa bột

– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.

– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.

Chú ý: Chỉ tiêu: Doanh thu và thuế GTGT ghi bằng “0”

Kể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC):

– Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

b. Trường hợp hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền thuế

Các lỗi sai như: Sai đơn vị, đơn giá, thuế suất, tổng tiền ….

Cách xử lý:

– Bước 1: Hai bên lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.

– Bước 2: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Chú ý 1: Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

*Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.

Xem thêm:: Bà bầu uống sữa vào lúc nào trong ngày thì tốt? – Vinamilk sữa bột

– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.

– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.

Chú ý 2: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:

– Người bán: Trên bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT: Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu [9]: Doanh thu”, còn cột “Thuế GTGT” sẽ tự động cập nhật

– Người mua: ghi âm (-) vào Chỉ tiêu 6, 7 trên PL 01 -2/GTGT.

VD: -25.500.000

Lưu ý: Khi kê khai âm vào PL 01-2/GTGT phần mềm sẽ báo lỗi đỏ, nhưng không sao, các bạn cứ ấn GHI và Kết xuất bình thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Cách khắc phục khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.