Nhân tướng học trong quản trị nhân sự: Ứng dụng thế nào? | ITD Vietnam

Nhân tướng học là gì?

Nhân tướng học (Physiognomy) hay tướng số học là bộ môn khoa học nghiên cứu các đặc điểm của khuôn mặt. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều ít nhiều thực hành nó mỗi ngày – có ý thức cũng như vô thức – để dự đoán hành vi của những người ta kết giao trong công việc và cuộc sống.

Ứng dụng nhân tướng học trong tuyển dụng được ghi nhận đã xuất hiện ở Hy Lạp – từ thời đại của nhà triết học vĩ đại Aristotle. Khi được bổ nhiệm vai trò tuyển dụng nhân lực cho Alexander Đại đế, ông đã sử dụng kỹ thuật này để lựa chọn những binh sĩ giỏi nhất. Trước Aristotle, Socrates đã giảng dạy về cách nhìn người qua khuôn mặt cho học trò của mình. Về sau này, cố tổng thống Abraham Lincoln cũng đã áp dụng nhân tướng học khuôn mặt để chọn bạn đồng hành trong sự nghiệp chính trị của mình.Nhân tướng học phương Tây

Aristotle nhân tướng học trong tuyển dụng

Khuôn mặt nói lên tất cả

Đã bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao gương mặt của mọi người lại khác nhau như vậy? Một số người sở hữu nét mặt đáng nhớ – với các đặc điểm nổi bật như mũi to/ mắt lé, trong khi những người khác thì chẳng có gì đặc biệt cả?nhân tướng học trong quản trị nhân sự

Khuôn mặt mỗi người nói lên rất nhiều điều về cách bạn nhìn đời và thể hiện cá tính bản thân. Khi phân tích nhân tướng học nhân diện, các khía cạnh quan trọng cần chú ý bao gồm:

  • Cấu trúc và hình dạng tổng thể khuôn mặt;
  • Vị trí, màu sắc và hình dạng của mắt;
  • Hình dạng, kích thước và hướng mũi;
  • Độ cong và độ dày của lông mày;
  • v.v…Nhìn vẻ ngoài biết ngay tâm lý tính cách con người

Thông qua những đặc điểm trên gương mặt, bạn sẽ có thể nhận thức phần nào về cách suy nghĩ, hoạt động tinh thần và thể chất hằng ngày của một người. Nghiên cứu nhân tướng học là cơ hội giúp ta trả lời các câu hỏi như:

  • Khuôn mặt của một người cho thấy khả năng thực hiện một số nhiệm vụ nhất định của họ như thế nào?
  • Cách suy nghĩ của họ theo quy luật gì?
  • Họ có những điểm mạnh – yếu nào?

“Đọc vị” khuôn mặt có thể mang đến cho bạn hiểu biết sơ bộ về tính cách của một con người. Kỹ thuật nhân tướng học có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau – xây dựng mối quan hệ, tuyển dụng, lựa chọn ứng viên, khám phá tích cách, phát triển bản thân…xem tướng qua hình ảnh

Nhân tướng học trong quản trị nhân sự

Phân tích ngũ quan trong nhân diện nhân tướng học

Lý thuyết “ngũ quan” – tương ứng với 5 vùng trên khuôn mặt – là một khái niệm quan trọng khác trong nhìn người qua nhân tướng học. Bằng cách quan sát đặc điểm 5 bộ phận trên gương mặt, ta có thể hiểu được phần nào tính cách của một người:

  • Mắt;
  • Tai;
  • Miệng;
  • Mũi;
  • Lông mày.

Đôi mắt tiết lộ nhận thức của một người về thế giới – trong khi đôi tai cho thấy khả năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin, vốn có mối liên hệ mật thiết với sự tò mò, năng lực trí tuệ và mong muốn khám phá.

Miệng là cơ quan cần thiết để giao tiếp – và do đó có liên quan đến kỹ năng giao tiếp và sự tự tin.

Mũi tiết lộ những đặc điểm về đạo đức, ý thức công bằng, khả năng kiếm tiền, tính chính trực và sự chuyên nghiệp.

Cuối cùng, lông mày nói lên nhiều điều về phương diện tính cách, tuổi thọ và phẩm giá, có liên hệ mật thiết với khả năng lãnh đạo và làm chủ bản thân.xem nhân tướng học

1. Mắt

Đôi mắt tốt là mắt sắc nét, rõ ràng, sáng và tỉnh táo. Đó là dấu hiệu cho thấy một người thông minh – với các mối quan hệ cá nhân tốt. Anh ấy/cô ấy biết tư duy tích cực, giàu năng lượng, tinh thần cầu tiến và khao khát vươn lên trong sự nghiệp.

Một đôi mắt to thể hiện đây là con người giàu tình cảm. Ngược lại, mắt nhỏ là dấu hiệu của người thận trọng, lý trí, ít khi bộc lộ cảm xúc bên trong.Các loại tướng mắt

2. Tai

Tướng lỗ tai tốt: gờ tai rõ ràng, dày, cao, dài và rộng, với màu sắc ưa nhìn.

  • Tai cao (đỉnh tai cao hơn lông mày): dấu hiệu chỉ số thông minh (IQ) cao.
  • Tai vừa: trí tuệ ở mức trung bình, có tiềm năng phú quý vào tuổi trung niên.
  • Tai thấp: tướng người làm việc tay chân, giỏi làm việc hơn là nghiên cứu. Thành công chỉ đến vào giai đoạn sau của cuộc đời.lưỡng quyền

3. Miệng

Tướng miệng tốt: môi đỏ mọng, đường viền rõ ràng, khóe miệng hướng lên trên – ngay cả khi không cười. Đây là người có kỹ năng giao tiếp tốt, thích ăn uống vui chơi và tận hưởng cuộc sống.

  • Môi trên dày / nhô ra: biểu thị tính cách luôn muốn được người khác yêu thương và chiều chuộng. Là người đa cảm, quan tâm đến mối quan hệ tình cảm hơn giá trị vật chất.
  • Môi dưới dày / nhô ra: biểu thị tính cách mạnh mẽ, độc lập tự chủ. Có xu hướng tự động viên bản thân và coi trọng sự thỏa mãn về vật chất hơn tình cảm.
  • Môi lệch không cân đối: ngoe nguẩy lưỡi, một phần khóe miệng hướng lên trên – trong khi một phần khóe miệng hướng xuống. Đặc điểm này cho thấy bản chất là người hóm hỉnh, mưu mô và có khả năng lợi dụng cấp trên.
  • Ngọc trai biển: hơi tròn nhô lên ở đầu giữa của môi. Người với kiểu miệng này có năng khiếu tranh luận, phản biện và kỹ năng thuyết phục hiệu quả. Họ có một mong muốn giành chiến thắng mạnh mẽ trong mọi cuộc tranh luận – giống như một luật sư trong tòa án.
  • Miệng mỏng: cả môi trên và dưới đều mỏng; các góc sắc và nhọn. Đây là dấu hiệu người dễ nổi nóng, muốn thành công bằng con đường ngắn nhất. Họ thích làm việc theo cách dễ dàng – và ít khi thấy được bức tranh toàn cảnh.nhân tướng học trong quản trị nhân sự

4. Mũi

Mũi được xem là dấu hiệu cho khía cạnh giàu có của một người. Tướng mũi cao, rộng, có mép tròn, lỗ mũi thanh tú: người hòa đồng, có tài tích lũy của cải.

5. Lông mày

Các đặc điểm quan trọng của lông mày trong nhân tướng học bao gồm độ dài, hướng mọc, độ dày và mật độ của lông mày. Tướng lông mày đẹp: lông mọc rõ ràng, đều, gọn gàng, cho thấy một người sở hữu mạng lưới quan hệ tốt, có tính kỷ luật và biết sắp xếp cuộc sống.tướng làm quan

“Ngũ hành” trong nhân tướng học khuôn mặt

Chắc hẳn bạn đọc không còn xa lạ với học thuyết “Ngũ hành” của Trung Quốc. Trên thực tế, lý thuyết này đóng một vai trò quan trọng đối với phân tích nhân tướng học trong quản trị nhân sự.

Theo thuyết ngũ hành, có 5 “yếu tố” cơ sở tạo thành trạng thái cân bằng của thế giới: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tương ứng với 5 yếu tố này là 5 hình dáng mặt phổ biến.

Ngũ hành nhân tướng học trong quản trị nhân sự

1. Mặt tròn (Thủy)

Khao khát lớn nhất của họ là được mọi người chấp nhận. Khuôn mặt và thân hình tròn trịa, đầy đặn, mũm mĩm. Mặt sáng và thân thiện. Đây là những người luôn yêu quý mọi người, tận hưởng cuộc sống và những món ăn ngon, sang trọng, vui vẻ và sảng khoái. Trong công việc, họ rất nhiệt tình, lạc quan, có khả năng giải trí và dẫn chương trình tốt, hào phóng, đa cảm, phóng túng và hay trì hoãn.

2. Mặt vuông (Thổ)

Được mọi người công nhận thành tích là khao khát lớn nhất của họ. Khuôn mặt và thân hình vuông vắn, với các đặc điểm như lớn, sắc nét, mạnh mẽ. Họ là kiểu người chăm sóc, yêu tự do, lạc quan, thích du lịch, năng nổ, giàu tham vọng, ham học hỏi, thành công, biết sắp xếp, thẳng thắn và làm nên chuyện.

3. Mặt dài/ bầu dục (Kim)

Những người này có rất nhiều khao khát: tiền bạc, con người, quyền lực, sự công nhận, an toàn… Khuôn mặt cùng dáng người dài và gầy, với những đường nét uyển chuyển, duyên dáng. Đây là những người thực tế, không thích thua cuộc, tổ chức tốt. Tính cách thuộc tuýp thống trị (dominant), tự cho mình là trung tâm, có tinh thần cạnh tranh, năng nổ, hiếu thắng.

4. Mặt tam giác (Mộc)

Sự an toàn là khao khát lớn nhất của họ. Vầng trán rộng, cằm nhọn. Mặt và cơ thể gầy, dài. Họ là người dè dặt, hướng nội, hay suy nghĩ, trung thực, giàu tham vọng, có tinh thần chính trực, cầu toàn, giàu tham vọng, duy tâm, nhạy cảm và tìm kiếm sự thỏa mãn về mặt tinh thần.

5. Mặt tam giác ngược (Hỏa)

Thích phiêu lưu mạo hiểm là đặc điểm cơ bản của tuýp người này. Vầng trán hẹp đến đỉnh, hàm và cằm rộng. Khuôn mặt và thân hình gầy gò, nhọn, nhanh nhẹn. Họ rất khó hài lòng, hay đòi hỏi, đa nghi, kén chọn. Trong công việc và cuộc sống, họ là người cởi mở, tài năng, ham học hỏi, cầu toàn, hào phóng, có xu hướng thoát ly, hướng ngoại, năng động dễ bồn chồn, thích phiêu lưu.nhân tướng học trong quản trị nhân sự

Ngũ hành trong nhân tướng học khuôn mặt

Thuật nhìn người qua nhân tướng học

Việc nghiên cứu các đặc điểm khuôn mặt – để từ đó đoán biết tâm lý và tính cách – đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn: tâm lý học, giáo dục, coaching, hướng nghiệp, quy trình tuyển dụng, kinh doanh, chính trị, tâm lý trị liệu, khám phá bản thân, v.v… Lấy ví dụ:

  • Giáo viên đánh giá các đặc điểm tính cách và khả năng nhận thức của học sinh, để từ đó biết cách trình bày, giao tiếp và lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn.
  • Luật sư sử dụng các bài kiểm tra tính cách để phân tích hành vi tội phạm, đánh giá nhân chứng và lựa chọn bồi thẩm đoàn.
  • Nhân viên y tế phân tích đặc điểm tính cách và quan sát trạng thái tâm lý của bệnh nhân – để từ đó nhận ra mức độ ảnh hưởng của họ đến quá trình khám chữa bệnh.
  • Ngay cả các giao diện phần mềm và thiết kế trang web cũng được phát triển dựa trên kiến thức về đặc điểm tính cách và sở thích của người dùng.

Việc nhận thức các đặc điểm tâm lý sẽ giúp dự đoán phản ứng của họ trước các chủ đề/ tình huống khác nhau tốt hơn.Chúng chỉ Nhân tướng học

Ứng dụng nhân tướng học trong quản trị nhân sự

Nghiên cứu cho thấy 88% nhà tuyển dụng đánh giá cao yếu tố “phù hợp văn hóa” (cultural fit) hơn hẳn kỹ năng chuyên môn – đặc biệt về khía cạnh giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Theo khảo sát của Universum với hơn 400.000 sinh viên và chuyên gia trên toàn thế giới, có 5 đặc điểm tính cách hàng đầu trong tuyển dụng:

  • Tính chuyên nghiệp (86%);
  • Giàu năng lượng (78%);
  • Tự tin (61%);
  • Khả năng làm chủ chính mình (58%);
  • Sự tò mò, khao khát học hỏi (57%).

Thông qua nhân tướng học, ta có thể biết được liệu ứng viên có sở hữu những kỹ năng đó hay không từ ngay trước khi phỏng vấn. Một chuyên gia tướng số học kinh nghiệm có thể dự đoán những yếu tố như: kỹ năng lãnh đạo, chú ý đến chi tiết, ý thức phẩm chất, năng lực phát triển kinh doanh, v.v…Nhân tướng học trong tuyển dụng khuôn mặt nói lên tất cả

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Trích Binh pháp Tôn Tử (Sun Tzu)

Lời kết

Trên đây là những nội dung cơ bản về nhân tướng học trong quản trị nhân sự. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ bạn đọc phần nào trong việc nhìn người, đánh giá tính cách, tương tác với mọi người hằng ngày.

Một lưu ý quan trọng là bạn không nên áp dụng cách máy móc những lý thuyết trên đây. Cho đến nay, vẫn còn khá nhiều tranh cãi xung quanh tính chính thống của ứng dụng nhân tướng học trong quản trị nhân sự. Nói cách khác, bạn chỉ nên coi những chia sẻ trên đây như một nguồn tham khảo hữu ích. Chính kinh nghiệm thực tế – cộng với tư duy phản biện, phân tích logic… mới là yếu tố quan trọng nhất để làm tốt công việc quản lý, nhân sự trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu các khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn của ITD ngay!học nhân sự