Nuôi trùn quế để làm gì và những điều cần biết?

Bạn đã biết nuôi trùn quế để làm gì chưa? Hiện nay rất nhiều hộ gia đình, trang trại trên khắp thế giới nuôi trùn quế để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Nuôi trùn quế để làm gì? Tác dụng cụ thể của trùn quế ra sao? Cầm chuẩn bị và thực hiện như nào để có thể nuôi trùn quế một cách tốt nhất? Hãy theo dõi bài viết để nắm bắt thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc trên.

Nuôi trùn quế để làm gì?
Nuôi trùn quế để làm gì?

Nuôi trùn quế để làm gì?

Đầu tiên là nuôi trùn quế để làm gì? Nếu như bạn chưa biết thì trùn quế có rất nhiều tác dụng khác nhau đối với cả động vật, môi trường hoặc thực vật. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể.

Xem thêm: Dịch trùn quế là gì? Cách sản xuất và sử dụng dịch trùn quế bón cây hiệu quả nhất!

Tác dụng với động vật

Đối với các loại gia cầm và gia súc như gà, lợn, bò, trâu, ếch… thì trùn quế là thức ăn ưa thích và bổ dưỡng. Trong trùn quế có tới 70% protein ở dạng thô, đây là lượng protein rất lớn tương đương với thịt cá. Điều này không những tạo ra nguồn thức ăn sạch mà còn tiết kiệm chi phí.

Trong trùn quế cũng có rất nhiều acid amin khác nhau để bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi. Thậm chí là trùn quế còn đem lại khả năng mà thịt cá cũng không có đó là kích thích yếu tố sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi, gia cầm và gia súc.

Trùn quế cũng có thể lưu trữ lâu dài và tốt hơn những thức ăn khác. Các loại gia cầm, gia súc thì lại thích ăn trùn quế hơn những thứ thông thường. Đây là hình thức giúp cung cấp lượng lớn thức ăn cho động vật với chi phí thấp đã được nghiên cứu với chuyên gia Mỹ. Nếu như trong thức ăn của vật nuôi có trộn thêm trùn quế thì năng suất thu hoạch của vật nuôi cũng cao hơn.

Trùn quế được dùng làm thức ăn cho động vật.
Trùn quế được dùng làm thức ăn cho động vật.

Ví dụ với gà thì khả năng tăng trưởng sẽ tăng khoảng 20% và lượng trứng thu hoạch sẽ tăng được khoảng 10%. Với giá thành thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay thì đây là phương pháp tối ưu. Thậm chí có nhiều đơn vị nuôi trùn quế chỉ để buôn bán và cung cấp thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Bài viết liên quan: Cách làm phân hữu cơ bón cây tại nhà

Tác dụng với thực vật

Bạn có biết cách làm dịch trùn quế tưới cây chưa? Đây là một phương pháp được nhiều người biết tới để tạo ra phân hữu cơ cho thực vật. Trong phân của trùn quế có rất nhiều hỗn hợp vi sinh và tan trong nước một cách dễ dàng, có chứa nhiều mùn. Bởi lý do này mà khi dùng trùn quế hoặc phân của chúng để bón cho cây trùng thì không những có thể giúp cho cây trồng tốt hơn mà còn cải tạo được cả đất trồng cây nữa.

Các acid có trong phân của trùn quế cũng giúp cho cây trồng hấp thu được dễ dàng hơn, từ đó mà cây trồng hay thực vật có thể hấp thu lượng nước dồi dào để phát triển. Phân của trùn quế khi được bón xuống đất sẽ khiến cho chỗ đất đó được cải tạo và tăng cường khả năng giữ nước, là yếu tố quan trọng tăng năng suất thu hoạch cho cây trồng.

Hiện nay thì phân của trùn quế được sử dụng cho cả mục đích giúp cho cây trồng nảy mầm, kích thích sự mọc dễ và tăng cường dinh dưỡng. Một tác dụng nữa là phân trùn quế có thể kiểm soát được phần nào các loại sâu bọ có hại đối với thực vật.

Tác dụng với con người

Ngoài Việt Nam ra thì trên thế giới có rất nhiều quốc gia sử dụng trùn quế để làm thuốc. Thuốc được làm từ trùn quế có thể chữa được những bệnh lý liên quan tới huyết áp, tim mạch hoặc là khớp…. Cụ thể hơn thì thuốc từ trùn quế sẽ tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp cho cơ thể điều hòa nhiệt độ, ổn định huyết áp.

Đối với trẻ nhỏ thì có những loại thuốc được làm từ trùn quế sẽ giúp khắc phục tình trạng chán ăn, lười ăn, còi xương, kém ngủ, suy nhược cơ thể…. Điều này đảm bảo cho trẻ nhỏ có thể phát triển được một cách bình thường về cả tri giác lẫn một số giác quan khác trên cơ thể.

Một số loại thuốc được làm từ trùn quế.
Một số loại thuốc được làm từ trùn quế.

Đặc biệt đối với phụ nữ thì trùn quế có thể giảm tác động co bóp của tử cung sau khi sinh, giãn nở khí quản hoặc điều trị hen suyễn. Một số thuốc để điều trị xơ vữa động mạch hoặc tai biến mạch máu não hiện nay cũng được làm từ trùn quế.

Tác dụng với thực phẩm

Khi đặt câu hỏi “nuôi trùn quế để làm gì” có bao giờ bạn nghĩ rằng nó sẽ liên quan tới những món ăn không? Hiện nay trên thế giới cũng đã có rất nhiều quốc gia đưa ra hàng trăm món ăn khác nhau liên quan tới trùn quế. Cụ thể ở tại Đài Loan số lượng món ăn đã lên tới hơn 200, ở những nước châu Âu thì trùn quế được ăn với trứng ốp như là đồ ăn sáng.

Trong trùn quế có lượng protein rất dồi dào, đạm và các chất dinh dưỡng khác cũng không kém gì, thậm chí là cao hơn so với thịt cá. Lượng vitamin B1 và B2 trong trùn quế cao hơn các loại đậu tới 10 lần và cao hơn so với những loại bột cá lên tới 15 lần. Một số vitamin như vitamin A, C, E cũng như khoáng chất tốt đối với con người cũng rất nhiều.

Trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thực phẩm đóng hộp được làm từ trùn quế. Lượng dinh dưỡng và những món ăn trong trùn quế đã được các nhà dinh dưỡng học trên toàn thế giới đánh giá và kết luận. Thậm chí trong tương lai thì có thể trùn quế sẽ trở thành thức ăn phổ biến không chỉ với động vật mà với cả con người nữa.

Tác dụng với môi trường

Hiện nay khối lượng rác thải trên toàn thế giới đang tăng, và thật may mắn là trùn quế lại có thể giải quyết được vấn đề này. Tại Nhật Bản họ có tới hàng chục ngàn tấn phế thải mỗi năm, và họ đã dùng trùn quế để xử lý phế thải cũng như tận dụng để tạo ra trùn quế sấy khô và phân trùn quế từ đó.

Trung bình thì 1 tấn trùn quế sẽ giải quyết được tới hàng chục tấn rác thải thuộc loại hữu cơ trong vòng 3 tháng. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương pháp này để xử lý phế thải để làm sạch và bảo vệ môi trường được tốt hơn.

Trùn quế được dùng để xử lý phế thải.
Trùn quế được dùng để xử lý phế thải.

Trong quá trình xử lý phế thải, những chất hữu cơ sẽ được chuẩn hóa thành phân bón hữu cơ, từ đó mà môi trường và các vùng sinh thái cũng đảm bảo được khả năng phát triển của mình. Rất nhiều hộ gia đình nuôi trùn quế để xử lý rác, phế thải hoặc nước thải, thậm chí từ đó còn tận dụng được trùn quế để tạo phân bón cho vườn nhà mình.

Top 6 lý do trả lời cho câu hỏi “Nuôi trùn quế để làm gì?”

1. Để sản xuất phân trùn quế cao cấp

Trùn quế ăn thức ăn rác thải, phân thải vật nuôi, nhờ hệ tiêu hóa sản xuất ra loại phân bón trùn quế cao cấp bón cho cây trồng. Hầu hết tất cả các loại cây trồng đều ưa thích dòng phân bón hữu cơ cao cấp này!

2. Để xử lý rác thải hữu cơ, phân thải vật nuôi, làm sạch môi trường

Giun quế ăn rác thải hữu cơ, phân của vật nuôi … vừa bảo vệ môi trường và tạo ra dòng phân bón cao cấp cho cây trồng

3. Tạo ra dịch trùn quế bón cho cây trồng

Dịch trùn quế hay còn gọi là trà trùn là loại dịch đạm sinh học, phân bón lá thế hệ mới cho các loại cây trồng

⫸ Xem thêm: Dịch trùn quế cho hoa hồng, hoa lan và rau quả

4. Cung cấp nguồn nguyên liệu dinh dưỡng chất lượng cao cho vật nuôi

Bột trùn quế, thịt trùn quế … chứa rất nhiều dưỡng chất, được sử dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi ( cho lợn, gà, tôm, cá …) rất hiệu quả. Đây là nguồn nguyên liệu giàu đạm cho vật nuôi, giúp vật nuôi lớn nhanh và khỏe mạnh.

5. Làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm

6. Cải tạo đất trồng bạc màu

Xem thêm: [Thức ăn của trùn quế là gì?] Cách ủ và cách cho giun quế ăn

Cần làm gì để nuôi trùn quế?

Khi đã biết được tác dụng cũng như là việc nuôi trùn quế để làm gì?, thì chúng ta sẽ tới những việc cần thực hiện để có thể nuôi trùn quế một cách tốt nhất.

Dụng cụ

Để nuôi trùn quế thì bạn cần phải biết trùn quế ăn gì? Cách ủ thức ăn cho trùn quế cũng như là chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết.

  • Dụng cụ để xới, chăm sóc hoặc thu hoạch trùn quế.
  • Tấm che phủ được làm từ cói hoặc đay.
  • Thùng tưới nước có vòi hoa sen (có thể tự chế tạo).
  • Gáo múc nước có cán dài, mũ bảo hiểm và trang phục lao động.

Chất nền

Chất nền là phần rất quan trọng để nuôi trùn quế. Bạn hãy chuẩn bị chất nền sạch và có nhiều dinh dưỡng, thậm chí là tận dụng phân bò cũ để làm chất nền. Một số phương pháp để làm chất nền cũng cần được tham khảo để lựa chọn được cách làm chất nền và thức ăn tốt nhất. Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp phổ biến dưới đây.

Hãy chuẩn bị chất nền thật kỹ lưỡng.
Hãy chuẩn bị chất nền thật kỹ lưỡng.

Ủ nóng

Để ủ nóng thì bạn cần phải có phân của gia súc như là phân bò, phân trâu… Rồi phủ rơm rạ hay là lá cây khô vào. Bởi trùn quế hơi kỵ nước tiểu của các loại động vật cho nên bạn cũng cần phải loại bỏ nước tiểu nếu như có.

Ở phần mặt nền cứng bạn hãy tạo ra một lớp phân gia súc dày khoảng 1/2 gang tay và trải lên đó thêm một lượng chất độn tương ứng có chứa vôi bột. Lặp đi lặp lại công việc này cho tới khi phần mềm dày khoảng 1m thì cắm một ống thông khí vào giữa để đảm bảo thông khí được tốt hơn.

Hãy tạo ra hỗn hợp phân gia súc cùng với chất độn với tỷ lệ 7:3 là tốt nhất. Bạn cũng nên chú ý che phủ mưa nắng bằng những thứ có sẵn như là các tấm tranh hoặc lá cuối. Sau khoảng 1 tuần thì thực hiện tưới nước và đảo lại chất nền để giúp cho chất nền có được lượng khí và độ ẩm phù hợp. Lặp đi lặp lại quá trình trên 3-4 lần là bạn đã tạo xong chất nền.

Ủ nguội

Với phương pháp ủ nguội thì bạn thực hiện tương tự như với ủ nóng, tuy nhiên không sử dụng vôi bột. Ngoài ra thì với cách này bạn cũng cần phải có một khoảng thời gian lên tới 3 tháng thì chất nền mới sử dụng tốt được.

Xem thêm: Cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục, sạch mùi hôi

Thả trùn quế

Tùy thuộc vào mục đích nuôi trùn quế để làm gì mà bạn có thể dùng trùn con, trùn mẹ, trứng hay là sử dụng toàn bộ. Nếu như dùng toàn bộ và có cả chứng kén thì trùn sẽ có thể dễ dàng quen với môi trường nuôi mới để tạo điều kiện sinh sản được tốt hơn.

Hãy thả trùn quế thành từng luống.
Hãy thả trùn quế thành từng luống.

Bạn hãy thả trùn quế theo một đường thẳng giống như là dạng luống vậy. Thời điểm tốt nhất trong ngày để thả trùn quế và buổi sáng, và chỉ mất chưa tới 10 phút trùn quế sẽ chui hết xuống chất nền. Những con mà không chui được xuống đất hoặc ngọ nguậy tại chỗ là những con kém chất lượng do bị thương, bạn có thể gom lại và loại bỏ.

Khi đã thả trùn quế xong bạn hãy dùng dụng cụ tưới nước để tưới nhẹ nhàng. Bạn có thể tưới giống như là tưới rau theo từng luống, nếu vào những ngày nắng nóng thì tưới nhiều lần để hạ nhiệt cho môi trường của trùn quế. Có một lưu ý là khi thả trùn quế bạn chỉ nên thả khoảng 10kg/m2 mà thôi.

Che phủ

Đây cũng là một việc rất quan trọng mà bạn phải quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch. Hãy sử dụng bất cứ vật dụng gì có thể để che phủ cho trùn quế. Bạn có thể dùng bao tải, các loại chiếu, lá cây… để che phủ và tạo “độ tối” cho môi trường.

Trùn quế có khả năng sinh sản mạnh khi ở trong môi trường bóng tối, nếu như gặp ánh sáng chúng sẽ chui xuống dưới nền. Sau khi thực hiện che phủ, bạn cũng hãy tưới nước nhẹ nhàng thêm một phần nữa.

Tìm hiểu thêm: Cách tự làm đạm sinh học bón cây hiệu quả cao!

Tạo ẩm

Độ ẩm phù hợp của môi trường để nuôi trùn quế đó là nếu bạn lấy một nắm chất nền trong tay và bóp nhẹ thì phải có nước chảy ra trong kẽ ngón tay. Nếu như không có nước chảy ra thì môi trường quá khô và nếu nước chảy thành dòng thì là quá ẩm. Thông thường thì mỗi ngày bạn nên tưới nước khoảng 2 lần là đủ. Vào mùa hè thì tưới nhiều hơn 1 lần và vào mùa đông thì có thể ít hơn một lần.

Đừng quên thường xuyên tưới nước cho trùn quế.
Đừng quên thường xuyên tưới nước cho trùn quế.

Chăm sóc

Dù bạn nuôi trùn quế để làm gì thì cũng luôn mong muốn có năng suất thu hoạch cao, và để đạt được điều đó bạn cần phải chăm sóc thật kỹ lưỡng. Thực ăn của trùn quế là các loại rác hoặc phân hữu cơ như là phân của gia súc. Bạn hãy rải thức ăn khoảng 5cm trên mặt chất nền, và bạn hãy cho trùn quế ăn tiếp khi nào thấy thức ăn trên bề mặt đã hết. Thông thường thì sau khi thả trùn quế 1-2 ngày chúng ta mới cho ăn lần đầu tiên.

Thức ăn của trùn quế cũng cần được cho vào những bể hoặc thùng nước để ngâm trong 1-2 ngày, việc này giúp cho thức ăn trở thành dạng sệt giúp trùn quế ăn dễ dàng hơn. Vào những thời điểm khác nhau trong năm thì tần suất cho trùn quế ăn cũng khác nhau, dựa vào nhu cầu và tốc độ phân hủy của môi trường. Sau khi cho trùn quế ăn bạn cũng hãy tưới nước và đậy các tấm che chắn lại.

  • Mùa hè: 2-3 ngày cho trùn quế ăn 1 lần. Lượng thức ăn dày 2-3cm.
  • Mùa đông: 3-5 ngày cho trùn quế ăn 1 lần. Lượng thức ăn dày 4-5cm.

Phòng bệnh

Để đảm bảo năng suất thu hoạch thì trong quá trình nuôi trùn quế bạn cũng hãy thực hiện một số phương pháp bảo vệ hoặc phòng bệnh.

  • Theo dõi môi trường nuôi trùn quế, nếu thấy có gián, rết, kiến… thì cần phải thực hiện tiêu diệt.
  • Thực hiện công tác che chắn thật kỹ lưỡng để đề phòng gà, vịt, chuột… ăn mất trùn quế.
  • Không để trùn quế tiếp xúc với các chất hóa học như nước rửa bát, bột giặt, xà phòng….
  • Để nuôi trùn quế tốt hơn nữa thì bạn có thể chú ý tới thời tiết mưa nắng, tiếng ồn xung quanh, độ pH của chất nền…

Ngoài ra thì nếu như các bạn thấy lượng trùn khá nhiều hoặc có nhu cầu để tạo các luống mới bằng cách nhân lên từ luống cũ, thì các bạn hãy chuẩn bị chất nền với kích thước tương đương luống cũ nhưng độ dày chỉ bằng một nửa mà thôi. Sau đó thì hãy dùng xẻng hoặc đồ chuyên dụng để xúc một nửa trùn quế và cả phân hay chất nền từ luống cũ sang.

Hãy tạo luống mới bằng với luống cũ.
Hãy tạo luống mới bằng với luống cũ.

Lúc này thì bạn hãy chờ 1 ngày rồi mới cho trùn quế mới ăn, cũng như là lượng thức ăn bằng một nửa so với trùn quế cũ mà thôi. Bạn cũng hãy chỉ nên nhân luống mới sau khi luống cũ đã ổn định từ 2-4 tháng để đảm bảo tỷ lệ thành công là cao nhất.

Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã biết được nuôi trùn quế để làm gì? Cũng như là những điều cần biết để có thể nuôi trùn quế được tốt nhất. Chúc bạn thành công.