12 Nguyên nhân tủ lạnh không đông đá và Cách khắc phục

Tại sao tủ lạnh không đông đá hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

0

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tủ lạnh không đông đá hoặc tủ lạnh không lạnh. Bài viết này Chăm Chút sẽ hướng dẫn 12 Nguyên nhân và cách sửa chữa hiện tượng tủ lạnh không đông đá với phần hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất bằng hình ảnh.

Để biết nguyên nhân do đâu thì đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý làm lạnh tủ lạnh. Từ đó chúng ta mới xác định được đúng cách sửa chữa tủ lạnh.

I/. Tủ lạnh làm lạnh như thế nào?

1. 06 thành phần cơ bản giúp tủ lạnh đông đá:

  • Khí gas: là một môi chất đặc biệt. Khí gas có thể chuyển từ nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp cực nhanh khi được giảm áp suất đột ngột.
  • Block máy: hay còn gọi là máy nén tủ lạnh. Block có nhiệm vụ nén khí gas lên áp suất cao và hóa lỏng.
  • Dàn nóng: giải nhiệt khí gas sau khi bị nén.
  • Ống mao dẫn: tiếp nhận khí gas từ dàn nóng. Sau đó khí gas sẽ đi qua ống mao dẫn để giảm áp suất đột ngột để chuyển thành trạng thái khí gas lạnh.
  • Dàn lạnh: Tiếp theo, khi gas sẽ đi vào các đường ống và làm lạnh dàn lạnh. Quạt gió sẽ thổi hơi lạnh vào ngăn đông đá của tủ lạnh.
  • Bộ xả đá (*): là bộ phận dùng để nung nóng để xả tuyết bám trên dàn lạnh sau mỗi một thời gian nhất định. Giúp dàn lạnh không bị đóng tuyết.

(*) Ghi chú: Bộ xả đá rất quan trọng. Bộ xả đá bi hư là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tủ lạnh không đông đá.

Ở phần dưới Chăm Chút sẽ mô tả chi tiết hơn về các thành phần này.

2. Vì sao tủ lạnh không đông đá?

Ở phần sau Chăm Chút sẽ chia sẻ chi tiết hơn. Phần này chúng tôi sẽ tóm tắt lại những nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tủ lạnh không đông đá.

Cụ thể có 02 nhóm nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tủ lạnh không đông đá, đó là:

2.1 Các nguyên nhân từ phía người sử dụng:

Gồm các sự cố về nguồn điện, đóng tủ lạnh không kín, chứa quá nhiều thực phẩm, do cách sắp xếp & bảo quản thực phẩm không hợp lý, nút chỉnh nhiệt độ bị sai…

Với nhóm nguyên nhân này thì bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục hiện tượng tủ lạnh không đông đá này tại nhà.

2.2 Các nguyên nhân do sự cố về kỹ thuật của tủ lạnh:

Thường thì nhóm này chỉ xảy ra khi tủ lạnh đã qua 1 thời gian dài sử dụng và bị hỏng hóc, cần được tiến hành kiểm tra, sửa chữa.

  • Bị rò khí gas
  • Block tủ lạnh (máy nén tủ lạnh) bị hỏng
  • Dàn nóng, dàn lạnh bị thủng
  • Bộ xả đá không làm việc
  • Bộ định thời (timer) bị hư
  • Và nhiều nguyên nhân khác như: ống mao dẫn, bộ lọc bị nghẹt, các sự cố hệ thống điều khiển bên trong tủ lạnh.

Với nhóm nguyên nhân này Chăm Chút sẽ phân tích nguyên nhân và giúp bạn có hướng xử lý đúng. Một số trường hợp bạn có thể tự sửa chữa, một số trường hợp nặng hơn thì bạn cần nhờ đến dịch vụ sửa chữa bên ngoài.

II/. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA CHỮA TỦ LẠNH KHÔNG ĐÔNG ĐÁ

Ok, bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích từng nguyên nhân & cách khắc phục cụ thể hiện tượng tủ lạnh không đông đá này nhé.

1. Do các sự cố liên quan đến nguồn điện

Việc đầu tiên bạn cần loại trừ những nguyên nhân về nguồn điện làm cho tủ lạnh không lạnh. Có 2 nguyên nhân chính:

  • Nguồn điện bị chập chờn: nguồn điện yếu hoặc chập chờn có thể là nguyên nhân tủ lạnh không đông đá được.
  • Tủ lạnh bị mất nguồn: có thể là lỏng dây nguồn hoặc mất nguồn khiến tủ lạnh không chạy hoặc lúc chạy lúc không.

2. Do cửa tủ lạnh đóng không kín hoặc viền cao su bị hở

Đôi khi một lý do rất đơn giản là cánh tủ ngăn đá bị hở là nguyên nhân làm cho tủ lạnh bị không đông đá hoặc tủ lạnh làm đá không đông. Có 2 nguyên nhân chính:

– Do cửa tủ lạnh bị cấn:

chứa quá nhiều thức ăn bên trong làm cấn và hở cánh cửa tủ lạnh

– Do viền cao su bị hở (ron cao su cánh tủ lạnh bị hở):

Có thể do viền cao su (hay còn gọi là giong cao su) tủ lạnh bị cấn, hở, móp méo… hoặc có thể do cao su bị lão hóa và mất độ đàn hồi sau 1 thời gian sử dụng. Đối với các tủ lạnh cũ thì đây có thể là 1 trong những lý do chính gây hiện tượng tủ lạnh không đông đá hoặc không lạnh được.

Cách kiểm tra viền cao su bị hở: dùng 1 mảnh giấy nhỏ (cỡ tờ vé số) kẹp vào cánh tủ và đóng lại. Dùng 2 ngón tay kéo nhẹ tờ giấy ra, nếu thấy lỏng là chỗ đó viền cao su bị hở. Từ từ kiểm tra toàn bộ các vị trí mà bạn cảm thấy nghi ngờ. Ngoài ra hãy kiểm tra kỹ bằng mắt để tìm các vị trí bị hở hoặc bong tróc.

– Cách thay ron viền cao su tủ lạnh:

Dùng 1 cây tuốc-nơ-vít để nới lỏng các ốc vít bên trong.

Sau đó bạn có thể điều chỉnh lại vị trí bị lệch hoặc kéo toàn bộ ron ra ngoài để vệ sinh, thay thế.

Lưu ý: khi đi mua ron viền cao su mới bạn nhớ mang theo mẫu để mua đúng loại nhé. Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại viền cao su khác nhau.

3. Nút chỉnh nhiệt độ hoặc nút chỉnh lưu lượng gió bị sai vị trí

Xem thêm:: Gợi ý 7 cách làm bàn xoay gốm hay nhất bạn nên biết

Trong tủ lạnh thường có 2 nút chỉnh như sau:

– Nút chỉnh nhiệt độ tại ngăn mát: Nút chỉnh này sẽ ảnh hưởng nhiệt độ toàn bộ tủ lạnh (không chỉ riêng ngăn mát).

Vì vậy nhiều bạn nghĩ rằng nút này chỉ có tác dụng cho ngăn mát nên điều chỉnh giảm xuống. Kết quả là tủ lạnh không đông đá được (ngăn đá không đông cứng).

– Nút chỉnh lưu lượng gió tại ngăn đá: Đây thực chất là nút điều phối gió giữa ngăn đá và ngăn mát.

  • Kéo về phía phải -> gió ngăn đá tăng làm ngăn đá sẽ lạnh hơn nhưng ngăn mát sẽ giảm lạnh (có thể gây hiện tượng tủ lạnh ngăn mát không lạnh).
  • Kéo về phía trái -> gió ngăn mát sẽ tăng nhưng ngăn đá sẽ giảm lạnh (có thể gây hiện tượng tủ lạnh không đông đá).
  • Xem thêm: Cách chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

4. Quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Khi bạn chất quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, đặc biệt ở ngăn đông sẽ dễ dẫn đến tình trạng tủ lạnh không đông đá được.

Có 2 nguyên nhân chính làm tủ lạnh không đủ độ lạnh:

– Thực phẩm che chắn mất các họng gió (lỗ thông gió) của tủ lạnh: họng gió là nơi quạt gió thổi hơi lạnh từ dàn lạnh vào khoang tủ. Vì vậy họng gió bị che chắn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tủ lạnh làm đá không đông, thực phẩm tươi sống dễ bị ôi thiu, mau hư hỏng.

– Luồng khí lạnh không lưu thông được trong tủ lạnh: vì vậy nên những thực phẩm nào gần lỗ thông gió sẽ đủ độ lạnh, còn những thực phẩm ở xa các họng gió sẽ có xu hướng thiếu độ lạnh.

Ngoài ra nếu bạn chất quá nhiều thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị “quá tải”, khi đó sau 1 thời gian tủ lạnh sẽ mau xuống cấp, chóng hỏng.

5. Tắc nghẽn ống dẫn hơi lạnh xuống ngăn mát

Như phần nguyên lý làm lạnh mình đã đề cập ở trên, sở dĩ ngăn mát lạnh được là nhờ có 1 đường ống dẫn hơi lạnh xuống ngăn mát.

Khi dàn lạnh bị đóng tuyết hoặc các họng gió tại ngăn mát bị đóng tuyết hoặc bị thức ăn che mất. => Tắc nghẽn ống dẫn hơi lạnh làm ngăn mát tủ lạnh không lạnh.

Ống dẫn hơi lạnh thực chất nằm ẩn bên trong tấm che của ngăn đá (như trên hình vẽ).

6. Dàn lạnh bị đóng tuyết

Dàn lạnh bị đóng tuyết là một trong những lý do rất phổ biến để trả lời câu hỏi tại sao tủ lạnh không đông đá.

Vì sao dàn lạnh đóng tuyết sẽ gây ra hiện tượng tủ lạnh không đông đá?

Như các bạn đã biết, dàn lạnh là bộ phận tiếp nhận độ lạnh -18 độ C từ khí gas bên trong các ống đồng của dàn lạnh.

Tiếp theo đó quạt sẽ thổi hơi lạnh từ dàn lạnh vào trong ngăn lạnh để đưa ngăn lạnh về -18 độ C, 1 phần hơi lạnh này sẽ được đưa xuống ngăn mát để làm mát thực phẩm.

Vì vậy nếu dàn lạnh bị bám đầy tuyết thì:

  • Nhiệt độ sẽ không đạt -18 độ C (thường chỉ còn khoảng -4oC đến -2oC) => Không đủ sức làm tủ lạnh đông đá.
  • Ngoài ra tuyết còn cản trở sự lưu thông của hơi lạnh và dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn ống dẫn hơi lạnh xuống ngăn mát. => Sinh ra hiện tượng ngăn mát tủ lạnh không lạnh.

7. Rơ le thời gian (timer) bị hỏng làm dàn lạnh bị đóng tuyết

Timer (hay còn gọi là rơ le thời gian) là 1 thiết bị nằm bên trong hộp điều chỉnh nhiệt độ tại ngăn mát.

Xem thêm:: Khám phá 10 cách làm phấn mắt đơn giản hot nhất bạn cần biết

Timer có nhiệm vụ đóng và ngắt giữa tủ lạnh và bộ xả đá:

  • Khi timer đóng điện cho hệ thống làm lạnh thì timer đồng thời sẽ ngắt điện bộ xả đá: tủ lạnh ở chế độ làm lạnh.
  • Khi timer đóng điện cho bộ xả đá thì timer đồng thời sẽ ngắt điện hệ thống làm lạnh: tủ lạnh ở chế độ xả đá.
  • Thời gian chuyển đổi của timer: Cứ 10 tiếng làm lạnh thì timer sẽ cho bộ xả đá hoạt động 10-15 phút để xả tuyết dàn lạnh.

Vì vậy khi timer (rơ le thời gian) bị hư sẽ làm bộ xả đá không hoạt động, khiến dàn lạnh đóng tuyết. Kết quả bạn sẽ thấy tủ lạnh làm đá không đông cứng được, hoặc nếu có sẽ rất lâu. Một số trường hợp timer hư có thể dẫn đến toàn bộ tủ lạnh không hoạt động.

8. Bộ xả đá không hoạt động làm dàn lạnh bị đóng tuyết

Bộ xả đá tủ lạnh rất quan trọng. Khi bộ xả đá không hoạt động sẽ làm dàn lạnh bị đóng tuyết. Dàn lạnh bị đóng tuyết sẽ không tỏa được hơi lạnh vào ngăn đá và ngăn mát của tủ lạnh được.

Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao khi dàn lạnh đóng tuyết thì tủ lạnh sẽ không đông đá?

Khi dàn lạnh bị tuyết bám dày đặc, nhiệt độ xung quanh dàn lạnh không còn là -18 độ C nữa mà bị tăng lên -2 độ C (nhiệt độ bị tăng cao). Với nhiệt độ này thì khi quạt gió thổi vào “ngăn đông” sẽ không đủ độ lạnh để tủ lạnh đông đá được.

Nguyên lý hoạt động của bộ xả đá:

Dưới tác động của nhiệt độ âm thì dàn lạnh luôn trong tình trạng bị đóng tuyết => Tủ lạnh không đông đá được vì thiếu độ lạnh.

Vì vậy cứ sau mỗi 1 khoảng thời gian nhất định (do rơ le thời gian điều khiển), bộ xả đá tủ lạnh sẽ toả nhiệt làm dàn lạnh được xả tuyết (không bị đóng tuyết).

Ghi chú: Thông thường cứ mỗi 10 tiếng dàn lạnh hoạt động liên tục thì rơ-le thời gian sẽ cho bộ xả đá làm nóng khoảng 10-15 phút.

Bộ xả đá gồm 2 thành phần chính:

1. Đèn xả đá (trở xả đá):

Còn gọi là điện trở xả đá, là một bóng đèn để nung nóng dàn lạnh, giúp dàn lạnh xả tuyết.

Khi bóng đèn xả đá bị hỏng thì bộ xả đá sẽ không hoạt động => Dàn lạnh bị đóng tuyết => Tủ lạnh không đông cứng.

2. Cảm biến âm (Sò lạnh):

Còn gọi là cảm biến âm hay sò lạnh. Sò lạnh chỉ “đóng mạch” khi môi trường xung quanh dàn lạnh dưới -2 độ C (tức sò lạnh “phát hiện” dàn lạnh bị đóng tuyết).

3. Cảm biến dương (sò nóng) hay còn gọi là rờ le bảo vệ quá nhiệt:

Cảm biến dương (sò nóng) thực chất là 1 công tắc quá nhiệt để bảo vệ đèn xả đá bị quá nhiệt.

Thông thường cảm biến dương sẽ tự ngắt khi môi trường dàn lạnh quá 70 độ C.

9. Quạt gió bị hư

Theo kinh nghiệm của mình, thông thường một thời gian trước khi quạt gió bị hư bạn sẽ nghe 1 tiếng kêu rít nhè nhẹ khi sử dụng tủ lạnh. Đặc biệt khi bạn mở cánh tủ ngăn đá thì tiếng kêu sẽ rõ hơn.

Vì sao tủ lạnh không đông đá khi quạt gió bị hư?

Khi quạt gió bị hư, hơi lạnh từ dàn lạnh sẽ không được truyền vào cho ngăn đông và ngăn mát tủ lạnh. Vì vậy tủ lạnh sẽ không lạnh, đồng thời tủ lạnh làm đá không đông được.

Cách kiểm tra:

– Mở cánh tủ ngăn đá trong khi tủ lạnh vẫn chạy, nếu bạn thấy cánh quạt không quay => 100% quạt bị hỏng cần phải thay thế.

– Một số dòng tủ lạnh có thể bạn không nhìn thấy quạt gió thì bạn có thể đưa tay vào các họng gió. Nếu bạn không thấy gió tỏa ra thì quạt đã bị hỏng cần thay thế.

10. Quạt gió chạy ngược (tủ vẫn chạy nhưng không lạnh)

Xem thêm:: Bật mí 10+ cách quay trở lại phiên bản facebook cũ trên iphone hay nhất bạn cần biết

Trường hợp này khá hiếm gặp trên các tủ lạnh mới mua. Nguyên nhân do khi sửa chữa, thợ kỹ thuật đấu ngược dây quạt làm quạt bị “quay ngược”.

Thay vì thổi hơi lạnh từ dàn lạnh ra 2 ngăn mát và ngăn đá thì quạt lại “hút” gió từ ngăn đá thổi vào dàn lạnh => Tủ lạnh hoàn toàn không lạnh.

Cách kiểm tra: Bạn sờ tay cảm nhận có gió ra từ ngăn đá hay không. Nếu quạt vẫn quay “vù vù” nhưng không mát => Quạt gió bị đảo chiều.

11. Tủ lạnh hết gas hoặc thiếu gas

Gas là môi chất quan trọng trong quá trình làm lạnh. Khi tủ lạnh bị hết gas hoặc thiếu gas sẽ dẫn đến hiện tượng tủ lạnh chậm đông đá, thời gian làm lạnh bị kéo dài…

Tủ lạnh hết gas hoặc thiếu gas có thể do một trong các nguyên nhân sau:

(1) Thủng, xì ống đồng, mục ống đồng hoặc mọt dàn:

Như bạn đã biết, khí gas trong tủ lạnh được luân chuyển khép kín trong hệ thống ống đồng. Khí gas xuất phát từ block máy đi qua dàn nóng, đến dàn lạnh rồi hồi về block.

Nếu ống đồng bị thủng sẽ dẫn đến rò rỉ hoặc xì gas: làm cho tủ lạnh làm đá không đông được hoặc chỉ hơi mát mát mà thôi.

Có 2 nguyên nhân làm ống đồng bị thủng:

  • Mục ống đồng do sử dụng quá lâu.
  • Gãy ống đồng do di chuyển hoặc bị va chạm mạnh (hoặc bị tắc ống đồng).

(2) Dàn lạnh ngăn đá bị thủng:

Điều này chỉ xảy ra với dòng tủ lạnh có đóng tuyết mà thôi, bao gồm tủ lạnh mini và các tủ lạnh đời cũ có đóng tuyết.

Tủ lạnh đóng tuyết có dàn lạnh được thiết kế sát với khay đóng tuyết. Vì vậy khi vô ý cạy mạnh đá hoặc thức ăn có thể dẫn đến thủng ống đồng của dàn lạnh làm tủ lạnh bị xì hết gas.

12. Block tủ lạnh bị hỏng

Block tủ lạnh (hay còn gọi là máy nén tủ lạnh) là bộ phận chính, là “trái tim” của hệ thống lạnh. Block giúp bơm gas nén vào dàn nóng và thu hồi gas từ dàn lạnh hồi về.

Block tủ lạnh bị hư, bị yếu… là một trong những nguyên nhân tủ lạnh không đông đá.

Quạt giải nhiệt block không chạy

Ngoài ra, khi quạt giải nhiệt bị hư có thể làm Block tủ lạnh bị hư. Vì vậy cần kiểm tra cả 2 để khắc phục triệt để hiện tượng tủ lạnh không đông đá.

CHĂM CHÚT HỎI – ĐÁP

Lời kết

Qua nội dung chia sẻ khá chi tiết như trên, Chăm Chút hy vọng phần nào đã giúp các bạn hiểu rõ nguyên lý cũng như hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tủ lạnh không đông đá rồi đúng không nào. Chúc các bạn luôn có những không gian tủ lạnh sạch sẽ, an toàn để bảo quản thực phẩm tốt nhất.

Nguồn: Chamchut.com

Đừng quên Like, Share và để lại Comment nếu thấy bài viết hữu ích nhé các bạn. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm:

  • Tủ lạnh loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?
  • Chọn hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh như thế nào cho đúng cách?
  • Tủ lạnh Sharp dùng có bền và tốt không?