Tại Sao Xuất Huyết Tiêu Hóa Ure Máu Tăng Cao? Một Số Lưu Ý Cần Biết

Tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Nồng độ ure máu là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng hoạt động của gan và thận và một số cơ quan khác ở con người. Vậy tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng? Bài viết ngay sau đây sẽ có lời giải đáp chính xác, chi tiết cho bạn về thắc mắc này.

Tăng ure máu trong xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng gì?

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất protein trong cơ thể con người và nó được đào thải ra môi trường bên ngoài qua thận. Ure máu ít độc, kể cả khi chỉ số này tăng cao. Để đánh giá chức năng lọc máu của thận, xét nghiệm máu để xác định nồng độ Ure máu sẽ được thực hiện. Nếu chỉ số này càng cao thì đồng nghĩa với việc chức năng thận càng kém. Ở một người khỏe mạnh bình thường, ure máu rơi vào khoảng 2,5-7,5mmol/l.

Xuất huyết tiêu hoá chính là tình trạng chảy máu qua đường miệng, đường hậu môn do các thương tổn xuất hiện tại đường tiêu hoá. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu là do yếu tố bệnh lý. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cấp cứu nội khoa nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu như không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách.

Người bị xuất huyết tiêu hóa thường có nồng độ ure máu tăng
Người bị xuất huyết tiêu hóa thường có nồng độ ure máu tăng

Như vậy tăng ure máu trong xuất huyết tiêu hóa chính là tình trạng một người chảy máu đường tiêu hóa và khi thực hiện xét nghiệm máu thì có nồng độ ure tăng cao. Lúc này, người bệnh đã bị mất máu nặng và cần can thiệp điều trị kịp thời.

Giải đáp thắc mắc: Tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng?

Tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng là vấn đề được khá nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ure máu do các nguồn protein sinh ra và do sự hủy hoại các tổ chức trong cơ thể tạo thành thông gan, sau đó nó sẽ bài tiết ra bên ngoài bằng thận. Ure được thận thải ra và giữ ở máu một lượng nhất định là khoảng 0,3g/l và không vượt quá 0,5g/l ở người khỏe mạnh bình thường.

Những nguyên nhân dẫn đến nồng độ ure máu tăng cao bao gồm:

  • Bệnh nhân suy thận, thiểu niệu, vô niệu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Dung nạp quá nhiều protein mỗi ngày trong thời gian dài.
  • Tăng ure máu trong xuất huyết tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng nặng.
  • Tăng dị hóa protein do hiện tượng sốt, bỏng, suy dinh dưỡng hay bệnh lý u tân sinh.
  • Cơ thể bị giảm lượng máu lưu thông đến thận ở người bị suy tim sung huyết, đau tim, sốc, căng thẳng lâu ngày, bỏng nặng, chảy máu đường tiêu hóa hay tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
Tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh
Tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Như vậy có thể thấy, xuất huyết tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến ure máu tăng. Vậy tại sao lại diễn ra hiện tượng này?

Về vấn đề tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng, các bác sĩ chuyên khoa lý giải rằng, tình trạng này xảy ra do 2 cơ chế đó là tái hấp thu máu ở ruột non và giảm tưới máu thận. Như vậy tỷ lệ ure/creatinin càng cao thì khả năng người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cao càng lớn.

Một số lưu ý dành cho người chảy máu tiêu hóa

Tình trạng tăng ure máu trong xuất huyết tiêu hóa cần được khắc phục ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tim mạch, thần kinh, hô hấp. Một số lưu ý khi người bệnh gặp phải vấn đề này bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa là nguyên nhân khiến nồng độ ure máu tăng thì bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, không thể khắc phục được bằng các biện pháp thông thường tại nhà.
  • Để ngăn chặn nồng độ ure máu tăng cao ngoài tầm kiểm soát, người đang trong quá trình điều trị xuất huyết tiêu hóa cần có chế độ ăn uống phù hợp. Chú ý, không được ăn quá nhiều protein mỗi ngày và cũng không sử dụng các loại thuốc có nguy cơ làm tăng ure trong máu.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, món hầm nhừ. Đồng thời, bạn cũng nên chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa, tránh để bụng quá đói hoặc quá no làm trầm trọng hơn các tổn thương tại dạ dày.
Khoai lang là thực phẩm mà người bị xuất huyết tiêu hóa nên ăn
Khoai lang là thực phẩm mà người bị xuất huyết tiêu hóa nên ăn
  • Nên đi xét nghiệm ure máu định kỳ nếu đang có các tổn thương tại dạ dày, thận hay các cơ quan tiêu hóa khác để sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả nếu chỉ số này có dấu hiệu tăng cao.
  • Dành đủ thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày, giữ cho tinh thần luôn thoải mái để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa vốn đang bị tổn thương.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần chú ý nằm ở thế ngửa, giữ thẳng lưng ở trên giường phẳng và không kê gối trên đầu để ngăn chặn tình trạng chảy máu tái phát.
  • Để giảm đau do xuất huyết dạ dày hay phẫu thuật, bạn có thể dùng khăn ấm và chườm lên bụng mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không vận động mạnh hay di chuyển nhiều khi bị xuất huyết dạ dày. Khi vết thương đã bắt đầu hồi phục cũng chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi bạn đã có thể hiểu tại sao xuất huyết tiêu hóa ure máu tăng. Khi gặp phải tình trạng này, mỗi người đều cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời để tránh gây biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng.

Theo: Y Tế Bắc Kạn