Ý nghĩa các loại vàng mã bạn cần biết

Đốt vàng mã từ lâu đã là một truyền thống và nét văn hóa của người Việt. Mỗi người dân Việt Nam khi tiến hành các nghi thức cúng bái cần hiểu được ý nghĩa các loại vàng mã cũng như việc đốt vàng mã sao cho văn minh và tiết kiệm nhất.

Vàng mã là gì?

Người Việt thường quan niệm trần sao âm vậy, những thứ người trần có được thì người đã khuất cũng có thể có được. Vì vậy trong tín ngưỡng văn hóa dân gian, việc cúng các loại vàng mã là một trong những nét tâm linh đặc trưng mang ý nghĩa báo hiếu cũng như thể hiện mong muốn những người đã mất có cuộc sống tốt đẹp hơn ở một thế giới khác.

cúng vàng mã
Việc cúng các loại vàng mã là một trong những nét tâm linh đặc trưng của người Việt

Vàng mã gồm những gì? Vàng mã là một loại giấy đặc biệt, được cắt ghép tạo hình tiền giấy, ngựa, mũ nón,… và được trang trí giống như thật để dùng để cúng bái.

Xem thêm: Nghi lễ hầu đồng và những điều không phải ai cũng biết

Phổ biến nhất là loại tiền cúng vàng mã, bên trên giấy sẽ in hình đồng tiền, các ký hiệu âm dương ngũ hành hoặc ký hiệu tâm linh khác. Một số loại vàng mã có in hình Diêm Vương nơi Địa Phủ hoặc in hình Ngọc Hoàng Đại Đề – vị vua của các thần tiên trên trời (Thiên Đình).

Các loại giấy này không được sử dụng cho người sống, mà trái lại, được mua về để làm nghi lễ cúng và đốt. Người Việt tin rằng với các đồng tiền đã được cúng và đốt này, thân nhân đã khuất ở thế giới bên kia của gia đình có thể được thụ hưởng, nhận lấy các đồng tiền này như một công cụ thanh toán, trao đổi ở thế giới bên kia. Do các đồng tiền này được quan niệm là vật dụng của các vong linh, nên vàng mã còn được biết đến (trong mắt người phương Tây) là “tiền ma”, “tiền cõi âm”.

Ý nghĩa các loại vàng mã trong tiền thức người Việt

Giấy cúng, vàng mã mang ý nghĩa trong tâm linh. Ta không thể sử dụng loại giấy tiền này để mua bán hàng hóa hàng ngày nhưng việc thành kính tạ ơn, tục hóa (đốt) giấy cúng vàng mã được xem như một hành vi “nhất thiết phải có” trong mỗi dịp lễ.

Tục đốt vàng mã sâu xa bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, với tấm lòng tri ân, lòng hiếu thảo và thành kính của người còn sống dành cho người đã khuất. Người sống dùng phong tục này để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, bởi tổ tiên là người đã đưa chúng ta xuống trần gian, đã nuôi dưỡng chúng ta và đã chuẩn bị những điều kiện để chúng ta lớn lên, vì vậy đó là một sự báo ân thiêng liêng.

cúng vàng mã
Tục đốt vàng mã sâu xa bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên với đạo Uống nước nhớ nguồn

Để có thể gửi tiền, đồ dùng cho người ở cõi âm, người ta sẽ đốt các tiền âm phủ và nhiều loại vàng mã khác như vật dụng thường dùng, sau này biến tấu thêm nhà, xe, máy tính, ti vi, điện thoại, quần áo…. Nhiều người tin là người cõi âm được đốt càng nhiều tiền âm phủ thì sẽ có càng nhiều tiền để tiêu và trở nên giàu có ở dưới cõi âm.

Xem thêm: Gợi ý cách sắm bộ mã tiến nhà Trần chuẩn lộc cầu tài

Và khi họ trở nên giàu có thì sẽ phù hộ nhiều hơn cho người sống trở nên phát tài, làm ăn phát đạt hơn. Tuy nhiên cái chính của việc đốt tiền âm phủ là thể hiện sự quan tâm, mối thâm tình sâu đậm với người đã khuất.

Các lưu ý khi đốt vàng mã

Vàng mã là đồ cúng quan trọng, cũng là vật phẩm tâm linh cần phải được chú trọng. Do đó, khi hóa vàng (đốt vàng mã cho người đã khuất hưởng), gia đình cần cân nhắc các lưu ý sau đây để việc hóa vàng được diễn ra thuận lợi và chu đáo nhất có thể:

– Gia đình nên chuẩn bị một chiếc chậu bằng đất hoặc bằng nhôm/sắt, nếu tốt hơn nên lựa chậu có thành cao, hoặc một chiếc xô sắt chuyên dùng riêng cho việc hóa vàng để tiến hành hóa vàng. Điều này sẽ giúp cho việc hóa vàng diễn ra thuận lợi, vừa nhận được không khí để bắt lửa và cháy nhanh hơn, vừa tránh để tàn tro vãi lung tung dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn.

– Nên dùng một que đũa riêng để cời tro đang cháy dở, để các món đồ được cháy hết, tránh để cháy một phần, như vậy đồ cũng sẽ không sử dụng được ở thế giới bên kia.

– Khi hóa vàng, gia đình cần hạn chế việc dùng đũa hoặc que cời vào tro đang cháy. Việc chọc cời vàng mã đang cháy như vậy có thể làm đồ bị rách, người thân ở thế giới bên kia không thụ hưởng được, còn làm cho than tro bị nát ra và dễ vương vãi lung tung gây nguy cơ hỏa hoạn.

– Sau khi hóa vàng xong nên đậy chậu hoặc xô còn tàn tro lại, không nên để hớ hênh, phòng trường hợp vẫn còn tàn tro chưa cháy hết bị gió làm vương vãi lung tung.

– Đồ hóa vàng nên ghi đầy đủ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thông tin cá nhân để người thân đã khuất thụ hưởng. Không nên để trống vì đồ sẽ thành đồ vô chủ, người thân không hưởng thụ được.