Thế giới thứ tư (Fourth World) là gì? Lịch sử về thuật ngữ Thế giới thứ tư

(Hình minh họa: Malawi)

Thế giới thứ tư

Khái niệm

Thế giới thứ tư trong tiếng Anh là Fourth World.

Thế giới thứ tư là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khu vực kém phát triển, nghèo đói và bị thiệt thòi nhất trên thế giới.

Nhiều cư dân ở các quốc gia này không có bất kì ràng buộc chính trị nào và thường là những người săn bắn hái lượm sống trong các cộng đồng du mục, hoặc là thành viên của các bộ lạc. Những cộng đồng này có thể có đầy đủ chức năng và có thể tự tồn tại nhưng được gán là Thế giới thứ tư dựa trên hiệu quả kinh tế của họ.

Các nước thuộc Thế giới thứ tư

Trong thời kì Chiến tranh lạnh, mỗi quốc gia được xếp vào một loại thế giới nhất định.

– Thế giới thứ nhất mô tả các quốc gia có quan điểm phù hợp với NATO và chủ nghĩa tư bản.

– Thế giới thứ hai đề cập đến quốc gia ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô.

– Thế giới thứ ba nói đến các quốc gia không có sự liên kết tích cực với hai bên. Những quốc gia này bao gồm các thuộc địa cũ nghèo khó của châu Âu và tất cả các quốc gia châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latinh và châu Á.

Thuật ngữ Thế giới thứ tư ra đời sau đó như là một phần mở rộng của Thế giới thứ ba, nó mô tả các khu vực và dân cư có đặc trưng là thu nhập bình quân đầu người cực kì thấp và tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

Các nước thế giới thứ tư có thể bao gồm những nước bị loại khỏi xã hội chính thống. Ví dụ, các bộ lạc thổ dân ở Nam Mỹ hoặc Australia hoàn toàn tự cung tự cấp nhưng không tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Những bộ lạc này có thể hoạt động tự do mà không cần bất kì sự trợ giúp nào từ ai khác. Theo quan điểm toàn cầu, họ được coi là các quốc gia thuộc Thế giới thứ tư. Các quốc gia thuộc Thế giới thứ tư không đóng góp hoặc tiêu thụ bất cứ thứ gì trên phạm vi toàn cầu và không bị ảnh hưởng bởi bất kì sự kiện toàn cầu nào.

Biên giới chính trị không xác định khu vực Thế giới thứ tư. Trong nhiều trường hợp, họ được định nghĩa là các quốc gia không có chủ quyền, thay vào đó nhấn mạnh đến việc không được công nhận và loại trừ việc xác định về mặt dân tộc và tôn giáo khỏi hệ thống kinh tế chính trị. Chẳng hạn như nhóm thổ dân First Nations trên khắp Bắc, Trung và Nam Mỹ.

Lịch sử về thuật ngữ Thế giới thứ tư

Thuật ngữ Thế giới thứ tư được cho là lần đầu tiên được sử dụng ở Canada bởi Mbuto Milando, thư kí đầu tiên của Cao ủy Tanzania, trong một cuộc trò chuyện với George Manuel, người đứng đầu National Indian Brotherhood (nay là Assembly of First Nations).

Milando tuyên bố rằng “Khi người thổ dân được công nhận là chính họ, trên cơ sở văn hóa và truyền thống, đó sẽ là Thế giới thứ tư”.

Thuật ngữ này đồng nghĩa với các quốc gia không quốc tịch, nghèo và nằm bên lề, sau khi ấn phẩm “Thế giới thứ tư: Sự thật về người Anh-điêng” của Manuel được xuất bản năm 1974. Từ năm 1979, các nhóm chuyên gia như Trung tâm Nghiên cứu bản địa thế giới, đã sử dụng thuật ngữ này để xác định các mối quan hệ giữa các quốc gia cổ đại, thuộc bộ lạc và phi công nghiệp với các quốc gia chính trị hiện đại.

Năm 2007, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền của Dân tộc thiểu số (UNDRIP) đã được thúc đẩy “các tiêu chuẩn tối thiểu đối với sự tồn tại, nhân phẩm, và hạnh phúc của dân tộc thiểu số trên thế giới”. Kể từ đó, sự giao thiệp giữa các dân tộc Thế giới thứ tư đã tăng lên dưới hình thức các điều ước quốc tế về thương mại, du lịch và an ninh.

(Theo Investopedia)