Phân loại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ là gì hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Luận Văn Việt sẽ chia sẻ tới bạn bài viết tổng quan thị trường tiêu thụ sản phẩm, cách phân loại cũng như vai trò của doanh nghiệp.

hinh-anh-thi-truong-tieu-thi-san-pham-1

1. Khái niệm thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là gì?

“Thị trường tiêu thụ ( thị trường đầu ra): là một hay nhiều nhóm khách hàng bao gồm cả khách hàng tiềm ẩn với các nhu cầu tương tự nhau, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó”.

Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc biệt là tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, công cụ điều khiển tiêu thụ.

Thị trường đầu ra quyết định đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ của doanh nghiệp. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược cụ thể điều khiển tiêu thụ sản phẩm.

1.2. Phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các tiêu chí phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm như sau:

  • Theo tiêu thức sản phẩm

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường tiêu thụ theo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay nhóm hàng mà họ kinh doanh và bán ra trên thị trường. Tuỳ theo mức độ nghiên cứu người ta có thể mô tả ở mức độ khái quát cao hay cụ thể.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh bia có thể phân loại thị trường sản phẩm của mình thành thị trường bia chai, thị trường bia lon. Doanh nghiệp sản xuất máy tính có thể phân loại thị trường thành thị trường máy tính để bàn, thị trường máy tính xách tay,…

  • Theo tiêu thức địa lý

Xem thêm:: Gợi ý 10+ giới thiệu cách làm món thịt kho tàu tốt nhất bạn nên biết

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường tiêu thụ theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp có tính toàn cầu khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh nghiệp. Theo tiêu thức này, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm: thị trường thế giới, trong nước và địa phương.

  • Theo nhu cầu của khách hàng

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ hướng tới để thoả mãn, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Về lý thuyết, tất cả những người mua trên thị trường đều có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp và hình thành nên thị trường của doanh nghiệp.

Nhưng trong thực tế thì không phải vậy: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, họ cần đến những sản phẩm khác nhau để thoả mãn nhu cầu, trong khi doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra thoả mãn họ một hoặc một số sản phẩm nào đó.

hinh-anh-thi-truong-tieu-thi-san-pham-2

Để thoả mãn nhu cầu, khách hàng có thể có nhiều cách thức mua sắm khác nhau trong khi doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn và đáp ứng tốt một hoặc một số yêu cầu về cách thức mua sắm và sử dụng nào đó của khách hàng. Điều đó dẫn tới một thực tế là hình thành nên thị trường – những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể chinh phục.

Theo cách phân loại này có thể phân thành: khách hàng truyền thống, khách hàng mới, hoặc có thể phân loại theo giới tính, thu nhập,…

Cuối cùng, để kết hợp cả ba tiêu thức trên doanh nghiệp cần xác định được thị trường tiêu thụ trọng điểm cho doanh nghiệp mình: Xác định thị trường trọng điểm là quá trình phân tích thị trường từ khái quát đến cụ thể nhằm xác định được các nhóm khách hàng với nhu cầu cụ thể về sản phẩm và cách thức thoả mãn nhu cầu của họ.

2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình nghiên cứu thị trường xác định nhu cầu của thị trường và dùng các biện pháp để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách có hiệu quả”.

Phát triển thị trường là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của phát triển thị trường là sự mở rộng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ mua bán.

Xem thêm:: Cách làm tóc bổ luống nam: Tạo kiểu như thế nào cho đẹp?

Như vậy theo quan niệm này thì phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu.

Xem ngay: Bán hàng cá nhân là gì? Vai trò, chức năng và quy trình

2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng

Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mở rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới. Phương thức này được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp:

  • Thị trường hiện tại của doanh nghiệp đang có xu hướng bão hoà.
  • Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp.
  • Rào cản về chính trị, luật pháp quá lớn đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện tại.
  • Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới, tăng doanh thu, lợi nhuận.

hinh-anh-thi-truong-tieu-thi-san-pham-3

Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể được tiến hành theo 3 cách:

Phát triển theo tiêu thức địa lý: Quy mô thị trường của doanh nghiệp được mở rộng theo vùng địa lý.

Phát triển theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp thường đưa ra những sản phẩm mới có tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường thường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

Phát triển theo tiêu thức khách hàng: Doanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, đó có thể là khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Xem thêm:: Danh sách 10+ cách cho tướng trong liên quân hay nhất bạn nên biết

Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và hành vi mua hàng của họ, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có được chiến lược công ty hiệu quả nhất.

2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều sâu là doanh nghiệp cố gắng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Phát triển thị trường theo chiều sâu thường được các doanh nghiệp sử dụng khi:

  • Thị trường hiện tại có nhiều tiềm năng để phát triển mà doanh nghiệp chưa khai thác hết.
  • Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn.
  • Sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng được tiến hành theo 3 cách:

Phát triển theo tiêu thức địa lý: Doanh nghiệp cố gắng bán thêm hàng hoá vào thị trường hiện tại bằng việc sử dụng các công cụ marketing chiêu dụ khách hàng, đánh bật đối thủ cạnh tranh và có thể tiến tới độc chiếm thị trường.

Phát triển theo tiêu thức khách hàng: là việc doanh nghiệp nỗ lực bán thêm sản phẩm của mình vào nhóm khách hàng đã có của doanh nghiệp, biến nhóm khách hàng đó trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của mình.

hinh-anh-thi-truong-tieu-thi-san-pham-4

Phát triển theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường các dịch vụ kèm theo.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về thị trường tiêu thụ sản phẩm và nội dung của hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về bố cục và các trình bày bài tiểu luận. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: [email protected] để được tư vấn và giải đáp.

Nguồn: Luận Văn Việt Group