Giải đáp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không?

Sữa là nguồn cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Sữa là thực phẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ có sự lựa chọn loại sữa khác nhau.

Sữa tươi không đường đang dần trở thành sự lựa chọn phổ biến vì những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Vì vậy, tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh.

1. Những lợi ích của sữa tươi không đường tới sức khỏe

Sữa tươi không đường là sữa ở dạng nguyên liệu thô dạng nước, được chế biến, tiệt trùng bởi các thiết bị xử lý đạt chuẩn và không cho thêm đường trong khi chế biến.

Các nghiên cứu cho biết trong thành phần của sữa tươi không đường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giống như sữa tươi nguyên chất, như cacbonhydrat, chất béo, chất đạm, vitamin A, vitamin D, vitamin B6, vitamin B12… Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Sữa tươi không đường chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể – Ảnh Internet.

Đọc thêm:

+ Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

+ Người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên uống sữa tươi không đường mỗi ngày vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà chúng mang lại. Cụ thể, những lợi ích của sữa tươi không đường tới sức khỏe là:

– Giúp xương, răng, tóc chắc khỏe.

– Cung cấp năng lượng, xây dựng cơ bắp.

– Hạn chế tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.

– Giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

– Là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

2. Người bệnh tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không?

Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Không ít người e ngại thực phẩm này vì dù không đường nhưng sữa tươi không đường vẫn có vị ngọt tự nhiên của nó.

Trên thực tế, sữa tươi không đường càng ngày càng được ưa chuộng vì người dùng đang có xu hướng giảm bớt lượng đường trong thực phẩm. Hạn chế lượng đường rất có lợi cho sức khỏe, hạn chế nguy cơ tăng cân quá mức, mắc bệnh béo phì.

Vậy tiểu đường uống sữa tươi không đường được không? Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể uống sữa tươi không đường để bồi bổ sức khỏe, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Trong thành phần của sữa tươi không đường có chứa các loại carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Các nghiên cứu cho biết, trong thành phần của sữa tươi không đường có chứa các loại carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo các thống kê, trung bình trong 250ml sữa tươi không đường sẽ có 12g carbohydrate. Trong khi đó, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo người bị tiểu đường mỗi ngày cần nạp khoảng 10 – 25g carbohydrate. Chính vì vậy, sữa tươi không đường là thực phẩm phù hợp để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

Vậy tiểu đường thai kỳ uống sữa tươi không đường được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa tươi không đường. Nguyên nhân là vì loại sữa này ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết hơn là các loại sữa thông thường khác. Không những vậy, sữa tươi không đường vẫn cung cấp đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những lợi ích của sữa tươi không đường với bệnh nhân tiểu đường:

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Trong thành phần của sữa tươi không đường, đặc biệt là sữa đã tách béo có chứa nhiều omega 3. Hoạt chất omega 3 này có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ổn định đường huyết. Không những vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra uống mỗi ly sữa không đường hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người bị tiểu đường.

Giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe: Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gãy xương, hệ thống xương khớp suy giảm. Vì thế, sữa tươi không đường là sự lựa chọn tốt để bổ sung canxi, bồi bổ xương khớp,

Ổn định huyết áp: Với hàm lượng protein vừa đủ, sữa tươi không đường là thực phẩm được đánh giá cao với hiệu quả ổn định huyết áp, tăng cường hoạt động của tim và mạch máu.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống sữa tươi không đường để hỗ trợ điều trị bệnh – Ảnh Internet.

Như vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa tươi không đường trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần biết uống sữa tươi không đường đúng cách.

3. Uống sữa tươi không đường đúng cách cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường nên uống sữa tươi không đường như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Tuy là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường nhưng bệnh nhân không được lạm dụng và dung nạp hơn mức cho phép sữa tươi không đường.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc sữa tươi không đường và cần cân bằng dinh dưỡng từ sữa với các loại thực phẩm khác,

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần lưu ý, trước khi uống sữa cần cân nhắc hàm lượng carbohydrate có trong sữa. Bởi vì nếu sử dụng nhiều, lượng carbohydrate sẽ ảnh hưởng đến mạch máu và hệ thống thần kinh.

Hơn nữa, nếu uống quá nhiều sữa tươi không đường khiến hàm lượng carbohydrate cao, hàm lượng canxi dư thừa trong sữa có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, không được lạm dụng sữa tươi không đường.

Ngoài ra, khi uống sữa tươi không đường, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn để cân nhắc có nên uống sữa tươi không đường nữa hay không. Trong trường hợp đã uống nước ép hay trà thì không nên dùng thêm sữa tươi không đường.

– Nếu bị dị ứng sữa tươi không đường thì nên ngưng sử dụng. Bệnh nhân tiểu đường có thể uống các loại sữa từ hạt thay thế. Lưu ý, không cho thêm đường khi chế biến sữa hạt.

– Nên uống sữa thành 2 lần uống trong ngày nếu mỗi ngày uống 2 cốc.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không. Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc lưu ý cách uống sữa đúng cách, bệnh nhân tiểu đường cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, có sự tư vấn của bác sĩ.