Truyền đạm có tác dụng gì? Có nên truyền đạm hay không?

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, đau ốm, suy nhược… nhiều người lại nghĩ ngay tới việc truyền đạm. Vậy cụ thể, truyền đạm có tác dụng gì và khi nào thì thực sự cần phải làm điều này? Toshiko xin được chia sẻ một số thông tin dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo!

Truyền đạm có tác dụng gì?

Truyền đạm, truyền dịch hay truyền nước có thể được hiểu là một phương pháp “nuôi ăn” thông qua tĩnh mạch. Theo đó, dung dịch được truyền chứa các chất có lợi giúp phục hồi cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Thông thường, dịch truyền sẽ gồm nhiều chất khác nhau được hòa tan và truyền vào tĩnh mạch của người bệnh.

Truyền đạm có tác dụng gì-1

Theo các chuyên gia thì có nhiều loại dịch truyền (ước tính khoảng 20 loại), thường được chia thành 3 nhóm cơ bản, mỗi nhóm sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nhóm cung cấp dưỡng chất

Đó là glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo. Phù hợp cho người suy nhược cơ thể, người mới phẫu thuật, người quá gầy hoặc suy dinh dưỡng, người không thể ăn được bằng đường miệng hay không tiêu hóa được thức ăn…

  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải

Cụ thể là dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…) thường được chỉ định cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, ói mửa, bị bỏng hay ngộ độc.

  • Nhóm đặc biệt

Cụ thể là huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…) thường dùng cho những bệnh nhân cần bù chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Để biết chính xác mình nên truyền đạm như thế nào, bạn cần phải thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Có nên truyền đạm hay không?

Truyền đạm là một cách “bồi bổ” cho cơ thể và trong nhiều trường hợp, người bệnh phải truyền đạm để có thể bình phục một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải muốn hay thích là đều có thể sử dụng phương pháp này.

truyen-dam-co-tac-dung-gi-3

Đã có rất nhiều trường hợp khỏe mạnh, tự ý truyền dịch dẫn tới hậu quả khó lường. Trường hợp nhẹ thì bị sưng phù, đau vùng tiêm, chán ăn kéo dài… Người bị nặng thì có thể gây ra tai biến, dị ứng, sốc phản vệ, viêm tĩnh mạch, nhiễm khuẩn, phù não, bị phù tim, thận… thậm chí là tử vong nếu không được khắc phục đúng cách và kịp thời.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào cần truyền đạm?

Khi có nhu cầu muốn truyền đạm, cách tốt nhất là bạn nên trực tiếp đến thăm khám và kiểm tra các chỉ số trong cơ thể như chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Tùy vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả của việc truyền đạm.

Trong một số trường hợp đặc biệt như bị mất nước do nôn nhiều hoặc tiêu chảy nặng, mất máu, bị ngộ độc, mới phẫu thuật…, các bác sĩ không yêu cầu làm các xét nghiệm vẫn có thể cho bệnh nhân truyền đạm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cải thiện lưu thông máu nhờ ghế mát xa toàn thân hiệu quả

Lưu ý quan trọng khi truyền đạm

Truyền đạm

Ngoài việc chú ý đến vấn đề khi nào thì cần truyền đạm, chúng ta cần biết một số điều sau để phòng ngừa rủi ro khi truyền đạm. Cụ thể như sau:

  • Tuyệt đối không tự đến cơ sở y tế, quầy thuốc mua dịch về truyền khi chưa được khám hoặc không có sự giám sát của bác sĩ nhé!
  • Đến bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình truyền đạm
  • Trước khi truyền, cần cho chảy những giọt dịch đầu tiên ra ngoài để loại bỏ hết bọt khí trước khi cho dung dịch truyền vào mạch máu người bệnh.
  • Tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền đạm về tốc độ, thời gian, liều lượng. Đồng thời, dụng cụ truyền dịch phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối và bác sĩ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
  • Khi đang truyền dịch, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm,… bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống sốc để không may khi xảy ra tai biến có thể cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
  • Huyết áp thấp có truyền đạm được không? Câu trả lời là có thể. Điều này giúp bù nước và dưỡng chất trong cơ thể để cải thiện lượng máu trong cơ thể tốt hơn cho người bệnh.
  • Truyền đạm có tăng cân không? Câu trả lời là có đối với người bị ốm bệnh suy dinh dưỡng. Với người khỏe mạnh bình thường thì nên áp dụng các thực đơn tăng cân kết hợp với tập luyện theo chế độ tăng cân và nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày nhé!

>>> Xem thêm: Ghế massage toàn thân tốt cho người nhiễm Covid như thế nào?

Kết luận

Sau khi tham khảo những thông tin do Toshiko tổng hợp và chia sẻ, chắc hẳn quý bạn đọc đã hiểu được truyền đạm có tác dụng gì rồi đúng không nào? Đây là cách giúp hồi phục cơ thể nhanh chóng nhưng không lâu dài. Vì vậy, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh bằng việc lên thực đơn ăn uống khoa học, dành thời gian tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe tốt nhất nhé!

Toshiko có thể đồng hành cũng quý bạn đọc bằng các thiết bị tập và hỗ trợ thư giãn, trị liệu hiệu quả tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập, máy massage toàn thân… Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm qua website, facebook hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline của Toshiko để được tư vấn chi tiết.

Ngoài ra, Toshiko cũng có nhiều showroom lớn trên khắp cả nước, bạn hãy ghé qua để tận tay tận mắt đánh giá sản phẩm, tự mình trải nghiệm và đưa ra ra được lựa chọn phù hợp nhất nhé!