Tương trợ tư pháp về hình sự là gì? Khó khăn trong tương trợ tư pháp về hình sự?

Tương trợ tư pháp là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và công nghệ ngày càng phát triển, các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt là tội phạm mạng. Tội phạm buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ không ngừng gia tăng. Tội phạm buôn bán ma túy, tội phạm mại dâm vẫn diễn ra dưới các hình thức tinh vi hơn. Tình hình đó đã làm phát sinh ngày càng nhiều vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời với sự giúp đỡ tương trợ về pháp luật và tư pháp giữa các cơ quan Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước liên quan. Chính vì vậy, hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nước từ trước tới nay và đặc biệt là trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế.

Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế nói chung cũng như trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Đây là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Việc xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự tách khỏi Luật Tương trợ tư pháp 2007 là phù hợp với xu thế hiện nay, giúp giải quyết tốt các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, đấu tranh có hiệu quả với các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Tương trợ tư pháp về hình sự là gì?

Tương trợ tư pháp là hình thức mà các nước sử dụng để trao và nhận sự giúp đỡ chính thức mang tầm quốc gia trong điều tra, truy tố hình sự. Tương trợ tư pháp cũng được dùng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Tương trợ tư pháp về hình sự là một khái niệm hiện đại trong luật quốc tế. Khoa học pháp lý chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về tương trợ tu pháp hình sự. Tuy nhiên có thể căn cứ vào bản chất của hoạt động tư pháp về hình sự, có thể hiểu: Tương trợ tư pháp về hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan, căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thực hiện một hoặc một số hoạt động về trao đổi thông tin; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; triệu tập nhân chứng; thu thập hoặc cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện các yêu cầu khác về hình sự nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài.

Xem thêm:: Lỗi không đăng nhập được audition

Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ phối hợp với nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tổ chức xuyên quốc gia thông qua Cơ quan trung ương của mỗi quốc gia trên cơ sở Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các nước ký kết hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.

Tương trợ tư pháp hình sự là thủ tục pháp lý quốc tế để giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của các quốc gia có liên quan hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu thập, cung cấp thông tin, chứng cứ, lời khai và các tài liệu khác có liên quan… trên cơ sở điều ước quốc tế, pháp luật trong nước.

Tương trợ tư pháp tiếng anh là “Mutual legal assistance”

Tương trợ tư pháp về hình sự tiếng anh là “Mutual legal assistance in criminal matters”

2. Khó khăn trong tương trợ tư pháp về hình sự:

Có thể nói, sau khi Luật tương trợ tư pháp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, hệ thống các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp được hoàn thiện một bước đáng kể, quy định thống nhất về phạm vi tương trợ tư pháp, quy trình, thủ tục thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp giúp cho việc xử lý các ủy thác tư pháp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng được nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả. Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên trong thực hiện tương trợ tư pháp được nâng cao.

Xem thêm: Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài

Xem thêm:: Bỏ túi 11 cách nhập code tam giới anh hùng hay nhất

Tuy nhiên, hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự thời gian qua còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

– Đối với các vụ án là người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc lấy lời khai, hỏi cung, xác định tên tuổi, tiền án, tiền sự…. Các hoạt động này đều phải có phiên dịch và họ phải là người có kiến thức pháp luật. Nhưng trên thực tế có trường hợp không có phiên dịch đã gây khó khăn trong việc lập biên bản cũng như lấy lời khai ban đầu làm căn cứ cho việc khởi tố, tạm giam sau này. Do không cùng hình thức vì người bị bắt không hiểu họ có quyền, nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng tại Việt Nam. Mặt khác, trên thực tế những người phiên dịch có kiến thức chuyên ngành về pháp luật còn ít, chưa có tổ chức phiên dịch chuyên trách và chưa có văn bản pháp luật quy định giao cho tổ chức, cơ quan nào làm đầu mối quản lý người phiên dịch cũng như quy định về dịch thuật để các cơ quan tiến hành tố tụng đăng ký mời phiên dịch cũng như quy định về dịch thuật để các cơ quan tiến hành tố tụng đăng ký mời phiên dịch mà thường cơ quan tố tụng tự liên hệ mời phiên dịch nên chất lượng phiên dịch còn hạn chế. Mặt khác, tỷ lệ Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán thông thạo ngoại ngữ hoặc biết ngoại ngữ còn rất ít.

– Khi mời Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng về ngoại ngữ của Luật sư không đáp ứng được yêu cầu hoặc Luật sư khi tiến hành các hoạt động theo luật định lại gặp bất cập trong việc mời người phiên dịch.

– Hồ sơ ủy thác về tương trợ tư pháp gửi Vụ Hợp tác quốc tế, VKSND tối cao để yêu cầu tương trợ tư pháp, có vụ án còn kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, có vụ án phải tạm đình chỉ điều tra, gia hạn thời hạn điều tra vụ án để chờ kết quả tương trợ tư pháp.

– Hoạt động ủy thác tư pháp đòi hỏi một nguồn kinh phí cho toàn bộ các cơ quan từ trung ương đến địa phương để thực hiện. Tuy nhiên đến nay việc bố trí ngân sách cho hoạt động này chủ yếu từ nguồn kinh phí thường xuyên nên quá trình hoạt động các cơ quan cũng gặp phải những khó khăn nhất đinh.

Ngoài ra, các quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 cũng bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, làm hạn chế hiệu quả công tác tương trợ tư pháp về hình sự, công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài:

Xem thêm:: Thiếc (Sn) hóa trị mấy, là chất gì, có dẫn điện không, dùng để làm gì ? – Đáp Án Chuẩn

– Hệ thống các văn bản hướng dẫn các bộ luật, luật về tương trợ tư pháp của Việt Nam còn chưa đầy đủ, đồng bộ, cụ thể dẫn đến việc thực hiện của các cơ quan chức năng còn gặp lúng túng. Trong khi đó các hiệp định đã ký trước đây còn mang tính chất quy định chung chung, chưa được hướng dẫn giải thích nên rất khó vận dụng. Đa số các hiệp định đã ký kết chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa hoặc kế thừa lại của các nước xã hội chủ nghĩa (cũ).Hiện nay, khi ở những nước này đã có những thay đổi về mặt chính trị, xã hội và pháp luật thì việc triển khai thực hiện các hiệp định không thực sự mang lại kết quả như mong muốn. Do vậy, chưa tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hỗ trợ tích cực cho hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, nhiều văn bản hợp tác đã ký kết từ lâu nhưng không được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; cũng chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nên vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Một số văn bản đã ký do chưa được tính toán kỹ nên nội dung, hình thức, lĩnh vực hợp tác vừa rộng, vừa không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hoặc không có nội dung trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

– Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đến việc đẩy mạnh xây dựng, ký kết các văn bản hợp tác quốc tế về hình sự nhưng hoạt động ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực tương trợ tư pháp hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tiễn; nhiều quốc gia có công dân Việt Nam đang sinh sống và học tập có số lượng đông, nhất là các nước mà tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam diễn biến phức tạp như Đức, Mỹ, Ca-na-đa, Ôx-trây-lia… nhưng chưa ký hiệp định (điều ước quốc tế) tượng trợ tư pháp hình sự với nước ta, dẫn đến tình trạng bị động, kéo dài, thậm chí không có thông tin.

Xem thêm: Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

– Hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin còn hạn chế. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhằm cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết rất nhiều điều ước quốc tế (hiệp định) song phương và đa phương. Tuy nhiên đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của 5 quốc gia cho Bộ Tư pháp. Theo chiều ngược lại, hiện nay Bộ Tư pháp mới cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp của 6 quốc gia cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Vấn đề pháp lý của việc tiếp nhận, khai thác, sử dụng các thông tin còn nhiều vấn đề cần làm rõ, tháo gỡ. Thực chất đây là việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam về hình sự. Nếu như theo pháp luật hiện hành thì các thông tin trên được công nhận, lập lý lịch tư pháp thì các bản án quyết định trên đã mặc nhiên được công nhận và thi hành tại Việt Nam không qua một thủ tục đặc biệt nào. Tiếp theo là việc khai thác, sử dụng rất phức tạp vì nhiều thông tin là các bản án rất khó phân biệt là hình sự hay hành chính, các tội danh của Tòa án nước ngoài khác tội danh theo pháp luật Việt Nam, …. Hơn nữa, việc khai thác, sử dụng có nhiều khó khăn như cách viết về họ và tên của nước ngoài khác Việt Nam, không có dấu, không có thông tin chi tiết về nơi cư trú tại VN…

Thông qua việc phân tích những khó khăn về tương trợ tư pháp trên, Nhà nước cần chú trọng nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù; đồng thời, tăng cường và nâng cao năng lực của cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù; thiết lập và từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp nhanh chóng, hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong trao đổi thông tin, phối hợp truy bắt, truy tìm, áp giải đối tượng, xử lý yêu cầu về tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù.