Khi bị tụt canxi có nên truyền nước (đạm) không? – iGiaDinh.Com

Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Truyền đạmTruyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe

Hiện có trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản là:

  • Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,…
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…) dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
  • Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…) dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để tránh không xảy ra tai biến thì trước khi truyền đạm bệnh nhân cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp.

3. Khi nào cơ thể mới cần truyền nước?

Các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,… ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có những biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp.

Do đó việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số những đối tượng sau thì vẫn cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: bệnh nhân bị mất máu, mất nước, ngộ độc, trước và sau thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay việc tự ý truyền dịch tại nhà khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, ăn uống kém,… rất phổ biến. Không phải lúc nào truyền cũng tốt, tùy theo thể trạng và đối tượng bệnh nhân mà sẽ có nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó việc truyền dịch mà không được bác sĩ kiểm tra rất dễ xảy ra tai biến và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

tuân theo chỉ định của bác sĩViệc truyền dịch cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường.

Một số lưu ý khi truyền nước

Không phải nhân viên y tế hoặc bác sĩ nào cũng có đủ chuyên môn để ứng phó với những trường hợp tai biến khi truyền dịch. Những biến chứng xảy ra có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ.

Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau, sưng ở vị trí truyền. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy tim, phù phổi, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch.

Do đó cần chú ý một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch như sau:

  • Chỉ truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.
  • Có bộ dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.
  • Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
  • Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
  • Nếu còn ăn uống được thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.

Truyền dịch rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe và phục vụ điều trị, tuy nhiên cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để việc truyền nước đạt được hiệu quả tốt nhất mà không có những rủi ro ngoài ý muốn.

4. Tụt canxi có nên truyền nước?

Mục đích của việc điều trị hạ canxi máu là giúp nhanh chóng đưa nồng độ canxi trong máu trở lại bình thường. Các thuốc sử dụng tùy theo nguyên nhân và mức độ tụt canxi máu.

  • Bổ sung canxi (ở dạng muối carbonat hay gluconat…) qua đường uống hay qua đường tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp tụt canxi máu do cơ thể thiếu hụt canxi.
  • Bổ sung vitamin D (colecalciferol, calcitriol…) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp tụt canxi máu do cơ thể thiếu hụt vitamin D hay do suy tuyến cận giáp.
  • Bổ sung magie (ở dạng muối lactat hay chlorit…) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp tụt canxi máu do cơ thể thiếu hụt magie.
  • Bổ sung các chế phẩm tương tự hormon tuyến cận giáp (Natpara, forteo…) trong trường hợp tụt canxi máu do thiếu hụt hormon tuyến cận giáp.

Bên cạnh việc uống thuốc, tiêm truyền, người bị tụt canxi cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ lượng canxi từ nguồn thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tụt canxi nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực,…Ăn các loại rau như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và cải cải.

Quả sung khô tốt cho người tụt canxiQuả sung khô rất tốt cho người bị tụt canxi máu

Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên thì người bệnh cũng nên hạn chế uống cà phê, rượu, bia vì chúng làm chậm khả năng hấp thu canxi vào cơ thể. Thuốc lá làm gia tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể, vì thế bạn cũng cần tránh xa thuốc lá.

Xem thêm: Bệnh hạ canxi máu có nguy hiểm không?