Vỏ sầu riêng có tác dụng gì? Vỏ sầu riêng có ăn được không?

Vỏ sầu riêng dày và gai nhọn thế kia nhưng lại chứa nhiều chất bổ, giúp chữa bệnh. Vậy vỏ sầu riêng có ăn được không? Tác dụng của vỏ sầu riêng?

Sầu riêng có vỏ rất dày và gai góc tưởng chừng như không có tác dụng gì. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng nó không chỉ chứa nhiều chất bổ mà còn là phương thuốc chữa bệnh. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu thềm về những công dụng ấy nhé.

Tham khảo: Giá sầu riêng mới nhất 2022? Mua sầu riêng Online ở đâu?

1 Vỏ sầu riêng tác dụng gì?

Nguyên liệu cho món ăn

Vỏ sầu riêng dùng để nấu với thịt sườn

Vỏ sầu riêng hầm với thịt sườn sẽ mang lại một món canh rất đặc biệt. Chỉ cần thái lát và rửa kỹ phần vỏ này, sau đó hầm chung với sườn heo. Lớp vỏ tưởng chừng như vô dụng này sẽ mang lại một món canh có hương vị ngọt, bùi và rất đậm đà.

Trị các chứng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy

Vỏ sầu riêng có công dụng chữa tiêu chảy, giảm đau bụng

Ngoài ra, vỏ sầu riêng còn là bài thuốc dân gian giúp chữa một số bệnh. Cụ thể, theo VinID, sau khi ăn sầu riêng xong thì rửa sạch phần vỏ, sắc thành lát nhỏ rồi phơi khô. Vỏ sầu riêng khô nấu với nước uống có thể chữa được các chứng như đầy hơi, khó tiêu, nặng bụngtiêu chảy. Riêng đối với tình trạng tiêu chảy nặng nên nấu kết hợp thêm với vỏ măng cụt, mỗi ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Bổ thận

Vỏ sầu riêng phơi khô nấu với nước uống giúp bổ thận

Trong Đông y, vỏ sầu riêng được sử dụng cùng với đậu đen, tang ký sinh, hà thủ ô, cốt toái bổ và vỏ quýt để tạo thành một bài thuốc. Chuẩn bị mỗi loại 12g đun với nước để uống, có tác dụng giúp thận dễ dàng loại bỏ độc tố, trị thận hư, giữ cho thận khỏe mạnhtăng cường tuần hoàn máu. Nên dùng mỗi ngày một lần để đạt được hiệu quả tối ưu.

Trị rong kinh

Vỏ sầu riêng có tác dụng điều trị chứng rong kinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hoặc hành kinh không đúng với chu kỳ bình thường hay gặp ở nhiều phụ nữ, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Theo Đông y, tình trạng này có thể chữa được với công thức sau: vỏ sầu riêng đã thái nhỏ và phơi khô 12g, hoa sen 3 cái, củ sả 4g, cam thảo nướng 4g, trắc bá diệp 8g, rau má 12g, cỏ mực tươi 12g, ngải cứu 8g, nấu với nước để uống. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn tình trạng của bản thân trước khi áp dụng cách này.

2 Các món ăn từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng chiên giòn

Vỏ sầu riêng chiên giòn có độ béo ngậy, vị bùi bùi và rất giòn. Món ăn này không còn đậm mùi sầu riêng mà chỉ hơi thoang thoảng, mặc dù vậy nhưng cũng rất ngon và hấp dẫn.

Tham khảo: Cách làm vỏ sầu riêng chiên giòn, vị giòn bùi bùi ai cũng mê

Vỏ sầu riêng chiên giònVỏ sầu riêng chiên giòn

Vỏ sầu riêng xào thịt gà

Vỏ sầu riêng có độ bùi bùi, khi xào cùng thịt sẽ vừa làm tăng hương vị, vừa giúp tăng độ bùi của cả 2 nguyên liệu. Món này ăn cùng cơm là vô cùng đúng điệu.

Tham khảo: Cách làm vỏ sầu riêng xào thịt gà tại nhà ngon hết sẩy

Vỏ sầu riêng xào thịt gàVỏ sầu riêng xào thịt gà

Canh hầm vỏ sầu riêng

Món canh có màu sắc bắt mắt, hương thơm và hương vị ngọt thanh từ xương heo và vỏ sầu riêng. Vào những ngày hơi se lạnh, húp một chén canh là ấm cả lòng đấy.

Tham khảo: Cách làm canh vỏ sầu riêng xương heo lạ miệng

Canh hầm vỏ sầu riêngCanh hầm vỏ sầu riêng

Như vậy, với những thông tin mà Bách hóa XANH chia sẻ thì vỏ sầu riêng không hoàn toàn là vô dụng phải không nào. Nếu bạn biết thêm công dụng nào khác của vỏ sầu riêng, hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé.

Nguồn: VinID

Bách hóa XANH