Xây dựng pháp luật là gì

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Xây dựng pháp luật là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

xây dựng pháp luật là gi

1. Xây dựng pháp luật là gì

Xây dựng pháp luật là hoạt động của tất cả tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động tạo lập pháp luật. Quá trình tạo lập pháp luật rất phức tạp, bao gồm rất nhiều hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn hác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyển hóa ý chí nhà nước thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới hình thức pháp lý nhất định, đặc biệt là hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Xây dựng pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật, thông qua xây dựng pháp luật các quy định pháp luật được đặt ra, sửa đổi hoặc bãi bỏ cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Hoạt động xây dựng pháp luật là gì của nhà nước cũng thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhà nước và pháp luật, theo đó, pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, chỉ nhà nước mới có thể ban hành một hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất để điều chỉnh một cách hiệu quả các quan hệ xã hội. Do vậy, xây dựng pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện chức năng nhà nước, là sự thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tiễn.

2. Đặc điểm của văn bản pháp luật

văn bản quy phạm pháp luật, nên nó mang những đặc điểm của một văn bản quy phạm pháp luật nối chung, bao gồm:

– Văn bản pháp quy được nhận diện bằng ngôn ngữ viết. Trong việc quản lý bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước ban hành văn bản pháp quy phải có nội dung đầy đủ, được thể hiện bằng ngôn ngữ viết (tiếng Việt). Nội dung yêu cầu phải đề ra được những vấn đề quan trọng bao gồm những quy tắc xử sự cụ thể về mặt nội dung.

Xem thêm:: 10 ví Điện Tử Tốt nhiều Ưu Đãi & Chiết Khấu Cao nhất 2022

Việc thể hiện văn bản pháp quy thông qua ngôn ngữ viết có ý nghĩa trong việc giúp chủ thể quản lý được một cách rõ nét, mạch lạc các ý chí của mình cũng như thể hiện được đầy đủ những vấn đề xảy ra trong công tác điều hành, quản lý nhà nước. Ngoài ra, văn bản pháp quy còn có thể được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ nói và bằng hành động. Tuy nhiên hình thức này không phổ biến bởi tính áp dụng thực tế không cao.

– Nội dung trong văn bản pháp quy bao gồm các quy tắc xử sự chung, dung để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, được cơ quan nhà nước ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, thể hiện ý chí của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Văn bản pháp quy tuy thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước nhưng không phải ban hành một cách tùy tiện mà phải theo một trình tự, thủ tục nhất định và phù hợp với nội dung của Hiến pháp và các vabw bản pháp luật hiện hành, đặc biệt, phải phù hợp với mong muốn của nhân dân, tình hình thực tế của đất nước.

– Văn bản pháp quy được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi cơ quan khác nhau sẽ có thẩm quyền khác nhau về ban hành các văn bản pháp quy khác nhau và chỉ được quyền ban hành các văn bản thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

– Hình thức của văn bản pháp quy được pháp luật quy định

Về vấn đề hình thức của văn bản pháp luật thì sẽ được cấu thành bởi thể thức và tên gọi. Đầu tiên đó là về thể thức thì các văn bản pháp luật ban hành luôn đảm bảo việc tuân thủ về cách thức trình bày theo một khuôn mẫu cũng như kết cấu mà pháp luật quy định đối với từng loại văn bản khác nhau để mục đích đó là tạo ra sự liên kết một cách chặt chẽ giữa nội dung văn bản và hình thức, đảm bảo được sự thống nhất cho toàn bộ hệ thống văn bản cũng như đảm bảo hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước. Tiếp theo về tên gọi thì hiện nay pháp luật rất nhiều loại văn bản có các tên gọi khác nhau như nghị định, nghị quyết, hiến pháp, pháp lệnh, công điện, công văn …, các văn bản cụ thể này được ban hành dựa trên thẩm quyền ban hành của từng văn bản cụ thể.

3. Nội dung trong hoạt động xây dựng pháp luật

  • Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ, được diễn ra theo các quy trình nhất định với những nội dung cơ bản là:
  • Thứ nhất,làm sáng tỏ những nhu cầu về sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội, xác định đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng và phương pháp điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội đó;
  • Thứ hai,công nghệ sáng tạo ra quy phạm pháp luật. Các nhà nước thường có những quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, tên gọi, nội dung, nguyên tắc và trình tự, thủ tục ban hành đối với mỗi loại hình thức (nguồn) pháp luật nhất định. Việc đặt ra những quy định như vậy có tác dụng bảo đảm cho các quy định pháp luật được ban hành có chất lượng, mang tính khoa học, thể hiện được đầy đủ ý chí nhà nước, phát huy được hiệu lực và có hiệu quả ưên thực tế. Vì vậy, có thể nói xây dựng pháp luật là gì gắn liền với quá trình nhận thức và thể hiện các lợi ích của toàn xã hội, của nhóm xã hội khác nhau, của nhà nước, của tập thể, của các giai cấp và mỗi cá nhân trong pháp luật.
  • Khác với các hoạt động pháp luật khác, kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật luôn là tạo ra quy định pháp luật mới để bổ sung vào hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành hoặc sửa đổi, loại bỏ những quy định pháp luật đã lỗi thời, không còn phù với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, là một quá trình sáng tạo ra các quy định pháp luật trên cơ sở nhận thức quy luật và lợi ích xã hội. Các quy định pháp luật – sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật là gì luôn là kết quả hoạt động tư duy của con người, thông qua quá trình nhận thức các quy luật vận động, phát triển của các quan hệ xã hội, tầm quan trọng của chúng rồi từ đó các chủ thể có thẩm quyền tham gia xây dựng pháp luật sẽ tạo ra các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội. Ngay cả trong việc thừa nhận các quy tắc xử sự đã có sẵn như đạo đức, tập quán… thành pháp luật cũng đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn của các chủ thể tham gia. Bởi việc thừa nhận quy tắc này hay quy tắc khác cũng đòi hỏi có sự nghiên cứu, đánh giá đúng, chính xác những quy tắc xử sự đó cùng với những điều kiện tồn tại vận động và phát triển của các quan hệ xã hội. Trong quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dự liệu được trước cả những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong tương lai để có thể đặt ra các quy định pháp luật bảo đảm nhu cầu phát triển lâu dài, ổn định của đất nước.
  • Việc xây dựng pháp luật có thể được thực hiện chỉ bằng các cơ quan nhà nước, cũng có thể là cơ quan nhà nước cùng vói cơ quan của các tổ chức xã hội. Các chủ thể có thẩm quyền có thể phê chuẩn các quy tắc như tập quán, đạo đức… đã có sẵn trong xã hội thành pháp luật hoặc có thể đặt ra các quy tắc mới thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật, cũng có thể tạo ra các quy định mới từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp trong việc giải quyết những vụ việc cụ thể.
  • Vì pháp luật là một hệ thống nên khi ban hành, sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ bất kì một quy định pháp luật nào cũng cần phải cân nhắc xem xét đến tính hệ thống của nó trong tổng thể của hệ thống quy phạm pháp luật của đất nước, tức là sự phù hợp, sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với các quy phạm pháp luật hiện hành. Do sự liên kết chặt chẽ giữa các quy phạm pháp luật, giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật, cho nên một quy phạm pháp luật được bổ sung hay thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi của các quy phạm pháp luật khác, sự thay đổi của các hiện tượng pháp luật khác, vì vậy, không thể tuỳ tiện khi xây dựng các quy định pháp luật.
  • Xây dựng pháp luật được cho là biến những đòi hỏi, những quy luật khách quan của đời sống xã hội thành những quy tắc hành vi cho con người. Do vậy, nó cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, khoa học để củng cố nhà nước, quản lí các mặt khác nhau của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển bền vững đất nước

3. Các giai đoạn trong quá trình xây dựng pháp luật

3.1 Lập chương trình xây dựng pháp luật

Xem thêm:: Trang chủ

Để làm được một công việc nhất định bao giờ chúng ta cũng phải lên kế hoạch thực hiện nó. Kế hoạch đó tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc, kế hoạch có cụ thể thiết thực thì công việc mới thành công được. Giống như việc xây dựng dàn ý cho bài văn, việc lập chương trình xây dựng pháp luật là một giai đoạn khá quan trọng góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của văn bản pháp luật được xây dựng. Chương trình xây dựng pháp luật là gì được hình thành trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí nhất định. Nội dung của chương trình xây dựng pháp luật gồm danh mục các văn bản cần ban hành; cơ quan soạn thảo; dự kiến thời gian trình dự thảo văn bản và dự trữ kinh phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình.

3.2. Thành lập ban soạn thảo

Ban soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của dự thảo, hoàn thành dự thảo theo kế hoạch; báo cáo định kì về tiến độ soạn thảo với cơ quan, tổ chức trình dự thảo, kịp thời báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của chủ thể có thẩm quyền khi phát sinh những vấn đề mới chưa có định hướng hoặc vấn đề phức tạp còn nhiều quan điểm khác nhau, chuẩn bị văn bản để trình dự thảo văn bản qui phạm pháp luật gửi cơ quan ban hành.

3.3. Soạn thảo văn bản

Công việc đầu tiên của giai đoạn soạn thảo này là ban soạn thảo phải khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn có liên quan đến chủ đề của văn bản – đây là một công việc cần thiết để xác định việc xây dựng văn bản qui phạm pháp luật có phù hợp với thực tế hay không, có đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân hay không. Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 24/2009/ NĐ – CP quy định khi soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, trường đại học… vào hoạt động khảo sát, điều tra xã hội học đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự án, dự thảo.

Công việc thứ hai trong giai đoạn soạn thảo là xây dựng đề cương chi tiết của dự thảo văn bản qui phạm pháp luật. Việc xây dựng đề cương phải được thực hiện bởi những người có năng lực chuyên môn và có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi đề cương được cấp có thẩm quyền thông qua, ban soạn thảo tổ chức việc soạn thảo văn bản.Tùy từng văn bản qui phạm pháp luật cụ thể mà trong giai đoạn soạn thảo này ban soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo bằng các hình thức và trong những phạm vi khác nhau.

3.4. Thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định, thẩm tra dự thảo là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền

3.5 Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Xem thêm:: Bật mí 10 cách nạo dừa khô bằng tay hot nhất bạn cần biết

Sau khi dự thảo đã được hoàn thiện đã có báo cáo thẩm tra, thẩm định, ban soạn thảo phải có văn bản trình dự thảo, sau đó gửi hồ sơ dự thảo đến cơ quan ban hành để xem xét và thông qua dự thảo.

3.6 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sau khi văn bản pháp luật đã được thông qua sẽ được công bố rộng rãi với các hình thức khác nhau để tất cả mọi người đều được biết và thực hiện.

4. Căn cứ pháp lý:

Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015

Nghi-dinh-154-2020-ND-CP

Nghi-quyet-351-2017-UBTVQH14

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến xây dựng pháp luật là gì cùng với một số kiến thức liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng có thắc mắc hay quan tâm về “Xây dựng pháp luật là gì” vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: