Tính năng mới

Rối loạn nhân cách ranh giới (còn được gọi là rối loạn nhân cách không ổn định về mặt cảm xúc). Đây là một dạng rối loạn về tâm lý. Nó ảnh hưởng đến cách người bệnh nghĩ và cảm nhận về bản thân, về những người xung quanh.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường có nỗi sợ bị bỏ rơi. Họ phải luôn đấu tranh để duy trì các mối quan hệ mà họ cho là lành mạnh. Đồng thời, người bệnh có nhiều cảm xúc rất mãnh liệt, những hành động nông nổi và thậm chí có thể bị hoang tưởng.

Do có nhiều quan niệm sai lệch xung quanh căn bệnh này, nhiều bệnh nhân cảm thấy không an toàn khi phải thừa nhận tình trạng của mình. Họ thực sự đã và đang phải chịu đựng các trải nghiệm rất đáng sợ khi phải sống chung với chứng rối loạn nhân cách ranh giới.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, có bảy điều mà một người bị rối loạn nhân cách ranh giới luôn muốn người khác thấu hiểu.

1. “Tôi sợ bạn sẽ rời đi, ngay cả khi mọi thứ đang tốt đẹp. Tôi ghét điều đó”

Một trong những triệu chứng lớn nhất của rối loạn nhân cách ranh giới là nỗi sợ bị bỏ rơi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi mọi thứ trong mối quan hệ vẫn đang rất tốt đẹp.

“Nỗi sợ mọi người sẽ rời bỏ mình luôn ngự trị trong tôi. Tôi luôn nghĩ liệu mình có đủ tốt với người thân, người yêu, bạn bè của mình hay không”. Dĩ nhiên, bạn sẽ cho rằng nỗi sợ hãi này là phi lý, nhưng nó lại rất thật đối với những người hàng giờ phải đấu tranh với bệnh rối loạn nhân cách ranh giới.

Xuất phát từ nỗi sợ vô hình đó, người bệnh sẽ làm bất cứ điều gì để có thể ngăn chặn. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến họ trở thành một người tình “đeo bám” hoặc “dựa dẫm” rất phiền toái. Mặc dù khá khó khăn để những người bình thường có thể đồng cảm với họ, nhưng hãy luôn nhớ rằng tất cả việc người bị rối loạn nhân cách ranh giới làm, đều vì nỗi sợ bị bỏ rơi.

2. “Cảm giác như tôi trải qua cuộc sống với những vết bỏng cấp độ ba về mặt cảm xúc”

Hoàn toàn chính xác! Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới sẽ có những cảm xúc rất dữ dội. Loạt cảm xúc đó có thể kéo dài từ vài giờ, thậm chí vài ngày nhưng cũng thay đổi rất nhanh.

Chẳng hạn, người bệnh đang cảm thấy rất vui, đột nhiên rơi nước mắt vì buồn phiền. Chính vì vậy, các chuyên gia vẫn thường ví von bị rối loạn nhân cách ranh giới giống y như đi trên các vỏ trứng. Bệnh nhân sẽ không bao giờ có thể biết được tâm trạng của mình đi theo hướng nào. Họ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Điều đó thật sự đã khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

3. “Mọi thứ đều được cảm nhận một cách mãnh liệt hơn. Phản ứng của tôi có vẻ không cân xứng, nhưng nó phù hợp với tôi”