Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Các loại ngụy biện và ví dụ hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!
Các loại ngụy biện:
Ngụy biện có rất nhiều kiểu khác nhau. Sự phân loại ngụy biện đầu tiên được Aristote tiến hành. Theo ông, có 13 loại ngụy biện ( hay nói cách khác có 13 loại sai lầm logic khác nhau). Về sau, các nhà logic học xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa. Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh thì ngụy biện được chia làm 3 loại: ngụy biện liên quan đến luận đề, ngụy biện liên quan đến luận cứ và ngụy biện liên quan đến luận chứng. Nếu căn cứ vào các thủ pháp mà nhà ngụy biện sử dụng thì ngụy biện được chia làm 14 loại như sau:
- Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân: Là kiểu ngụy biện mà nhà ngụy biện không đưa ra dẫn chứng, chứng cứ cho lập luận của mình mà lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là không đúng, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những gì người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng mà chính cái đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.
Ví dụ 1: Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định như vậy, em không tin Euclide hay sao?”Ở đây giáo viên đã sử dụng uy tín của Euclide để thay thế cho chứng cứ.
Ví dụ 2: A và B tham gia tranh cãi về một vấn đề. A là Tiến Sĩ, B là nghiên cứu sinh. Thay vì trong lí luận để chứng minh mình đúng thì A lại dùng học vị của mình để nói lí luận mình đúng so với B. Giữa vấn đề học vị và vấn đề chân lí của luận điểm không có điểm gắn kết logic nên A đang dùng uy tín cá nhân của bản thân để ngụy biện.
2. Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận
Xem thêm:: Gợi ý 8 cách tìm sản phẩm để kinh doanh bạn nên biết
Ngụy biện dựa vào đám đông thường xảy ra ở những cuộc tranh luận trước một đám đông người. Nhà ngụy biện sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, … của đám đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc những người tranh luận với nhà ngụy biện ta phải chấp nhận quan điểm của nhà ngụy biện. Trong kiểu ngụy biện dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và chứng minh luận điểm, người nói lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều người công nhận như vậy. Đây là lập luận ngụy biện, vì nhiều người cho là đúng chưa đảm bảo tính đúng đắn của luận điểm; ngược lại, nhiều người cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.
Ví dụ: A cho rằng uống cà phê sẽ giúp cho việc sáng tạo. A chứng minh: “Nhiều người đã đồng ý rằng cà phê giúp cho việc sáng tạo”. Đây là sự ngụy biện vì thay vì chứng minh bằng cách chỉ ra các yếu tố khoa học rằng các chất trong cà phê giúp cho não thăng hoa sáng tạo thì A đã dùng đám đông làm luận cứ để chứng minh cho điều mình nói.
3. Ngụy biện dựa vào sức mạnh:
Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp nhận luận điểm của mình. Ở đây, sức mạnh bắt người nghe phải tin theo chứ không phải là tính chân lý của luận điểm.
Ví dụ 5: Một nhóm người A chuyên đi thu tiền bảo kê của những người bán hàng ở 1 khu chợ. Nếu những người bán hàng không đưa tiền thì nhóm người A sẽ đập phá đồ đạc, hay thậm chí là đe dọa đánh người. Trong trường hợp này, nhóm người A đã dùng vũ lực để những người bán hàng nghe theo mình.
Xem thêm:: Khám phá 10+ cách nấu phá lấu vịt tốt nhất bạn nên biết
4. Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm
Trong kiểu ngụy biện này, thay vì đưa ra các luận cứ và lập luận để chứng tỏ luận điểm của mình đúng, nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm của người nghe để gợi lên lòng thông cảm hoặc thương hại để được thừa nhận là đúng.
Ví dụ 6. Một người bị cáo buộc phạm tội ăn cắp. Ra trước tòa, anh ta kêu oan. Thay vì đưa ra các chứng cứ để chứng minh rằng mình vô tội, anh ta lại đi kể lể về tình cảnh gia đình khó khăn, nghèo đói, nhân thân tốt,… để hy vọng hội đồng xét xử thông cảm mà kết luận anh ta vô tội.
5. Ngụy biện đánh tráo luận đề
Xem thêm:: Khám phá 12 cách làm món cá ruội xào chua ngọt tốt nhất bạn cần biết
Đây là kiểu ngụy biện rất phổ biến. Trong kiểu ngụy biện này, trước hết nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình tranh luận. Luận đề mới này không tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó ông ta chứng minh luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố là mình đã chứng minh được luận đề ban đầu. Vì hai luận đề là không tương đương với nhau nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Để thực hiện kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện hay sử dụng những hiện tượng ngôn ngữ đồng âm khác nghĩa, một từ có nhiều nghĩa, …; hoặc đem đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, đồng nhất cái toàn thể với cái bộ phận; hoặc diễn tả mơ hồ để muốn hiểu theo cách nào cũng được,…
Ví dụ 7: Người ta đi chứng minh rằng cái bánh không thể biến mất được như sau: Cái bánh là vật chất, mà vật chất thì không biến mất, vậy cái bánh không biến mất suy luận này người ta thay luận đề ban đầu “cái bánh không thể biến mất” bằng luận đề “vật chất không biến mất”, rồi dựa vào triết học để chứng minh luận đề thứ hai này. Tuy nhiên đây là suy luận ngụy biện, vì hai luận đề này không tương đương với nhau.
6. Ngụy biện ngẫu nhiên
Trong loại ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được nhà ngụy biện coi là có tính chất quy luật.
Ví dụ 8. Một người lập luận rằng khi làm những việc quan trọng trong đời như cưới xin, làm nhà, lập công ty kinh doanh, v. ta phải chọn ngày lành, nếu không thì sẽ không thành công, hoặc không hạnh phúc. Cặp chàng trai và cô gái nọ – anh ta nêu ví dụ – yêu nhau thắm thiết,