Rối loạn nhân cách tránh né và những gì bạn cần biết

Tóm lại, một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách dạng tránh né cần phải có ít nhất bốn trong số các biểu hiện sau (theo “Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần” của Hiệp hội Tâm thần Mỹ):

  • Tránh tham gia các hoạt động vui chơi, hội nhóm hoặc nơi đông người
  • Không hứng thú, hay lo lắng trong các buổi trò chuyện
  • Biểu hiện rõ sự kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu
  • Bận tâm nhiều đến việc bị phê bình hoặc từ chối trong tất cả tình huống xã hội
  • Luôn cảm thấy bị ức chế trong các tình huống cá nhân, các cuộc nói chuyện
  • Lúng túng, miễn cưỡng khi phải tham gia vào các hoạt động với người lạ
  • Thường biểu hiện sự nhút nhát, không thoải mái khi gặp người lạ

Theo WebMD, bệnh rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né chỉ có thể được chẩn đoán khi người bệnh đã ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân là vì các hành vi tránh né cũng sẽ được tìm thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên. Sự nhút nhát, sợ người lạ, lúng túng trước đám đông, nhạy cảm với những lời chỉ trích là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây bệnh

Cũng như nhiều dạng rối loạn nhân cách khác, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách tránh né cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng là sự di truyền và môi trường sống của người bệnh.

Người nào có nguy cơ mắc bệnh?

Khá khó khăn để nhận định được ai sẽ bị rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né sau này. Những người mắc bệnh chỉ có biểu hiện rất nhút nhát trong suốt những năm tháng tuổi thơ.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ đặc biệt nhút nhát nào cũng sẽ mắc chứng rối loạn nhân cách kiểu tránh né khi chúng trưởng thành. Tương tự, không phải người trưởng thành nào có bản tính nhút nhát thì cũng là bệnh nhân. Nhưng nếu bạn bị rối loạn nhân cách tránh né, sự nhút nhát của bạn sẽ ngày một tăng lên khi bạn già đi, đến mức bạn có thể sẽ tự co lại trong thế giới của riêng mình.

Tuy tỷ lệ người mắc bệnh cũng không quá cao so với các bệnh về tâm thần khác như rối loạn đa nhân cách, rối loạn nhân cách hoang tưởng… nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng khiến cho việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn.

Chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách dạng tránh né

Để chẩn đoán một người có mắc phải chứng rối loạn nhân cách ở dạng tránh né hay không, chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ hỏi họ một số câu hỏi đặc biệt. Các chuyên gia cũng hỏi vể cuộc sống hiện tại, cũng như các cảm nhận của họ về các tình huống.

Các triệu chứng của bệnh chỉ bộc lộ sau tuổi trưởng thành. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc ai đó mắc bệnh thì hãy chắc chắn rằng họ đã trên 18 tuổi.

Rối loạn nhân cách tránh né tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh mất dần khả năng hòa nhập vào cộng đồng. Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc người thân gặp phải các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.