Hướng dẫn cách đeo lens cho người mắt nhỏ

Kính áp tròng hay còn gọi là lens là một trợ thủ đắc lực cho những ai bị tật về mắt. Tuy nhiên có nhiều người hay thắc mắc về cách đeo lens cho người mắt nhỏ. Vì những người có mắt nhỏ rất hay gặp khó khăn khi đưa lens vào mắt của mình. Cùng tìm hiểu nhé!

Chắc chắn một điều rằng, bạn không thể sử dụng tốt một sản phẩm khi bạn chưa thật sự hiểu rõ về sản phẩm đó như thế nào. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về cách đeo lens cho người mắt nhỏ dễ nhất hay hướng dẫn đeo lens lần đầu, bạn cần tìm hiểu về kính áp tròng là loại kính như thế nào.

1. Các loại kính áp tròng

cách đeo lens cho người mắt nhỏ

Các loại kính áp tròng

Hiện nay có 3 loại kính áp tròng dành cho người mắc tật khúc xạ phổ biến nhất đó là: cứng, mềm và giãn tròng. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt.

1.1. Kính áp tròng cứng

Kính áp tròng cứng là loại kính thường được sử dụng vào ban đêm, có tác dụng làm thay đổi độ cong và định hình lại giác mạc trong lúc đang ngủ để giác mạc trở về hình dạng tự nhiên vốn có của nó. Sau khi tỉnh dậy, bệnh nhân có thể nhìn thấy mọi thứ một cách rõ ràng hơn trong vòng 14 giờ mà không cần phải đeo những loại kính có gọng khác.

1.2. Kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm là loại kính áp tròng được sử dụng nhiều hơn cả so với kính giãn tròng và kính áp tròng cứng. Kính áp tròng mềm có khuôn hình mềm mại và có khả năng thay đổi để phù hợp với đồng tử mắt của mỗi người. Từ đó giúp người sử dụng kính cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.

Không giống như loại kính áp tròng cứng có thể sử dụng trong khoảng thời gian khá dài (thông thường từ 3 – 6 tháng), kính áp tròng mềm chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất định và được chia theo từng nhóm như kính áp tròng 1 ngày, kính áp tròng đeo 1 tuần.

Việc sử dụng kính áp tròng mềm trong một số trường hợp nhất định chỉ có khả năng giúp cho mắt của chúng ta nhìn tốt hơn chứ không có tác dụng chữa cận thị cho mắt đâu nhé.

1.3. Kính giãn tròng

Kính giãn tròng không chỉ có tác dụng giúp đôi mắt của bạn nhìn rõ mọi thứ hơn mà còn được coi là một bí kíp giúp tôn lên sự điệu đà của chị em phụ nữ. Kính giãn tròng có rất nhiều kích cỡ khác nhau với đặc trưng là vòng tròn màu đen bao quanh viền có tác dụng mở rộng lòng đen của mắt to hơn mắt bình thường một chút.

Nên lựa chọn kính giãn tròng với kích thước phù hợp với mắt của bạn, nếu không sẽ xảy ra trường hợp đôi mắt của chúng ta trở nên vô hồn, mất tự nhiên lắm đó.

2. Kính áp tròng điều chỉnh tật khúc xạ như thế nào?

cách đeo lens cho người mắt nhỏ

Kính áp tròng điều chỉnh tật khúc xạ như thế nào?

Công nghệ kính áp tròng đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện nhằm phù hợp với nhu cầu của hàng triệu người sử dụng trong thời đại tiên tiến và phát triển. Kính có độ thấm khí cao nên mang lại sự an toàn cao hơn nữa cho người sử dụng.

Tuy nhiên, việc mang kính áp tròng vẫn có một số nguy cơ riêng nếu người sử dụng không đúng các nguyên tắc sử dụng kính, vệ sinh và bảo quản kính như yêu cầu. Kính áp tròng cũng là một trở ngại đối với những người bị dị ứng với kính hoặc các thành phần bảo quản kính. Và kính áp tròng mềm đeo ban ngày cũng là một trở ngại đối với một số người làm việc trong môi trường ẩn chứa nhiều khói bụi, hay tham gia một số môn thể thao như bơi lội,…

Kính áp tròng cứng thấm khí chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm (phương pháp Ortho K) giúp định hình giác mạc tạm thời, bệnh nhân có thể giải phóng loại kính vào ban ngày, nên giúp khắc phục hiệu quả các nhược điểm của kính áp tròng mềm. Mặt khác, phương pháp này có ưu điểm là làm chậm và có khả năng ngăn ngừa cận thị hình thành ở lứa tuổi thanh thiếu niên nếu so với đeo kính gọng. Hơn nữa, nếu không muốn dùng phương pháp này nữa, hãy ngừng đeo kính, giác mạc của bạn sẽ trở về hình dạng ban đầu.

3. Ưu điểm của kính áp tròng

Kính áp tròng không chỉ giúp bạn điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt mà còn có thể làm thay đổi màu mắt của bạn với các loại kính áp tròng có màu. Với đầy đủ các màu sắc khác nhau bạn có thể tự lựa chọn cho mình một đôi mắt mà bạn vẫn hằng mơ ước.

  • Kính không bị nhòe đi khi ở ngoài trời mưa.
  • Không bị hiệu ứng hình nhỏ hoặc hình to như kính thuốc thông thường (đặc biệt là với người phải đeo kính có độ lớn).
  • Không cản trở khuôn mặt của bạn giúp bạn sở hữu vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
  • Không tạo cảm giác nặng trĩu lên sống mũi như khi mang kính có gọng.
  • Góc nhìn của bạn không bị hạn chế như những loại kính thuốc thông thường.
  • Kính không dễ dàng bị tuột ra khỏi mắt ( thích hợp trong các hoạt động mạnh như chơi thể thao).

4. Lựa chọn lens cho người mắt bé

cách đeo lens cho người mắt nhỏ

Lựa chọn lens cho người mắt bé

4.1. Lựa chọn kích thước lens.

Lens mắt có nhiều loại size khác nhau dành cho những người mắt nhỏ, mắt trung bình và mắt to. Với những người mắt nhỏ, bạn nên lựa chọn loại lens với các chỉ số như sau:

  • Dia: 14.0 – 14.2.
  • Gdia nhỏ: từ 13.8 trở xuống.

4.2. Lựa chọn màu lens và cho người mắt bé.

Do mắt nhỏ nên các bạn nữ nên chọn màu lens có màu baby như nâu cafe, choco hay màu đen có vân lens long lanh sẽ khiến cho mắt vừa rất tự nhiên mà tạo độ hơn to hơn mắt thường. Còn nếu bạn make up hay đi dự tiệc muốn chọn màu lens hơi nổi bật thì cần phải dựa vào kiểu trang phục và makeup của bạn thì mới chọn được màu lens phù hợp và thông thường sẽ là màu lens phù hợp với tone trang điểm, màu tóc và trang phục của bạn. Vậy còn cách đeo lens cho người mắt nhỏ thì sao?

5. Cách đeo lens cho người mắt nhỏ

Để đôi mắt của mình trông to và quyến rũ hơn thì đeo lens chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Hãy cùng tham khảo những chia sẻ về cách đeo lens cho người mắt nhỏ ngay sau đây nhé!

Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi đeo lens. Sau khi rửa tay với xà phòng sạch rồi, bạn có thể rửa thêm một lần nữa bằng nước ấm để tránh bụi bẩn hay vi khuẩn bám vào tay và vào lens. Với những bạn cẩn thận hơn, có thể vệ sinh các đầu ngón tay bằng dung dịch ngâm lens chuyên dụng.

Bước 2: Phân biệt mặt đúng của lens và lấy dụng cụ gắp lens ra. Đặt lens lên đầu ngón tay, nếu lens có hình vòng cung (chữ U) là mặt phải, nếu lens có có chiếc phễu là mặt trái.

Bước 3: Dùng ngón tay trỏ kéo 2 mí mắt to ra hai hướng, ngước mắt lên trên, nhìn vào một điểm nhất định và không được chớp mắt, sau đó dùng dụng cụ đeo chuyên dụng đưa kính áp tròng vào trong mắt.

Bước 4: Nhắm mắt lại để ổn định vị trí của mắt trong khoảng 5s, sau đó lấy tay massage phần bầu mắt theo chiều kim đồng hồ để lens và mắt ăn khớp với nhau một cách thoải mái nhất.

Bước 5: Nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng để sát khuẩn, kháng bụi và bước đầu làm cho mắt quen dần với độ ẩm, tạo môi trường cho lens.

Với những người mắt nhỏ, việc đeo lens có thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu sau khi thử một thời gian mà không đeo được, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 1-2p rồi bắt đầu làm lại nhé.

Trên đây là cách đeo lens cho người mắt nhỏ, bạn có thể tham khảo và thực hiện với mắt của mình. Lúc đầu chắc chắn sẽ hơi khó đeo vì chưa quen. Nhưng luyện tập dần quen rồi thì sẽ đeo dễ dàng ngay thôi. Chính vì vậy mà làm gì thì cũng nên kiên nhẫn nhé!