Chó bị mù nguyên nhân do đâu, cách chăm sóc chó bị mù – Suckhoecuocsong.vn

Cũng giống như mèo, chó sở hữu đôi mắt mỏng manh, dễ bị tổn thương do một vài yếu tố nào đó gây nên. Chó dễ mắc một số bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể, đau mắt đỏ, tăng nhãn áp,…Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về mắt có thể phát triển nghiêm trọng thậm chí gây mù lòa.

Nguyên nhân nào khiến chó bị mù

Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị mù. Một trong những nguyên nhân gây mù phổ biến như sau:

Chó bị chấn thương mắt

Chó bị chấn thương mắt: gặp tai nạn, ngã, vật nhọn đâm vào mắt,… gây thương tích mắt, bong võng mạc, vấn đề về ống kính cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị mù

Chó bị tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp ở chó là bệnh mà áp lực đè lên mắt, làm mắt không tiết ra đủ dịch. Nếu bệnh kéo dài không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa thậm chí có thể loại bỏ mắt bị ảnh hưởng.

Viêm giác mạc

Bệnh viêm giác mạc hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ ở chó. Đây là tình trạng viêm ở kết mạc, lớp mô ẩm ướt che phủ về mặt của nhãn cầu, mặt trong của mí mắt. Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra do chó bị nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng với các chất trong môi trường như phấn hoa, hóa chất,… Bệnh đau mắt đỏ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của chó nếu không được điều trị bệnh có thể nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng khác.

Mô quanh hố mắt bị tổn thương

Khi mô quanh hố mắt của chó bị tổn thương khiến mắt của chó sưng phồng lên, bị xé rách, xuất hiện dịch mủ và cuối cùng nếu không được điều trị chó có thể bị tổn thương ở mắt dẫn đến bị mù.

Bệnh khô mắt

Khi chó bị bệnh khô mắt cũng là nguyên nhân gây bệnh mù ở chó. Mắt của chó bị thối loét, đau cấp tính, đục có dịch mủ chảy ra, giác mạc bị mờ, mắt khô thị lực kém hoặc chó bị mù.

Tổn thương giác mạc

Tổn thương giác mạc cũng là nguyên nhân khiến chó bị mù. Khi giác mạc của chó bị tổn thương do vết cào của mèo, vết cắn của chó khác, hay bị tai bạn, bị vật nhọn làm tổn thương giác mạc,…

Viêm mi mắt

Viêm mi mắt hay mi mắt bị quặm, lộn mi,…cũng có thể khiến chó bị mù tạm thời.

Chó bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, viết tắt là tiểu đường, đây là bệnh lý mãn tính do thiếu hụt hormone insulin làm suy yếu khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Khi chó bị tiểu đường nếu không kịp thời phát hiện, điều trị có thể khiến chó bị đục thủy tinh thể và dẫn đến mù.

Viêm màng mạch nhỏ

Màng mạch nhỏ bị viêm do nhiễm Cryptococus, Toxophasma canis nhiễm nấm, Blostomoayt, nhiễm khuẩn.

Thối loét giác mạc

Từ những vết loét ở giác mạc sau một thời gian do không được điều trị kịp thời, từ những vết loét ở sau dần đến mù tiền phòng và mắt bị thủng, màng descemet bị thoái vị dẫn đến chó bị mù.

Do tuổi già

Những con chó già khiến các chức năng trên cơ thể dần suy yếu kể cả mắt cũng vậy. Mắt của chó bị lão hóa do tuổi tác dẫn đến bị mù

Khối u ở trong mắt

Hiện tượng này ít xảy ra nhưng nó có những biến đổi lớn và có thể gây ra cho chó bị mù.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể ở chó chỉ tình trạng đục tại thấu kính tinh thể của mắt. Có thể mắt của chó bị đục hoàn toàn hoặc đục một phần. Khi thủy tinh thể mắt bị che khuất ánh sáng truyền qua võng mạc sẽ bị ngăn lại, dẫn đến mất thị lực. Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở chú chó lớn tuổi, chó già, bị bệnh hoặc bị chấn thương ở mắt.

Bệnh ở cấu trúc bên trong của mắt

Bệnh ở cấu trúc bên trong của mắt như màng mạch, lông mi, mống mắt, võng mạc bị viêm thì có thể gây ra cho chó bị mù.

Chó bị mù do di truyền

Một số con chó bị mù di truyền do teo vùng trung tâm mắt do di truyền một số bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.

Chó bị mù nguyên nhân do đâu, cách chăm sóc chó bị mù

Triệu chứng nhận biết chó bị mù mắt

Khi chó bị mù mắt, chó sẽ có những triệu chứng như sau:

+ Chó bị mù thường do dự, miễn cưỡng khi phải nhảy hoặc xuống từ vị trí cao xuống vị trí thấp hơn

+ Chó thường cúi thấp đầu, cơ thể hạ thấp gần mặt đất, cổ vươn ra xa

+ Mắt của chó bị mờ đục, có màu xanh nhạt, hay màu đục sữa, đôi khi còn thấy đốm đỏ trong mắt

+ Sử dụng mũi để cảm nhận đường đi

+ Chó hay va đập vào các đồ đạc trong nhà

+ Đồng tử của chó không phản ứng với ánh sáng

Chăm sóc chó bị mù mắt đúng cách

Cũng giống như khi mèo bị mù mắt, khi chó bị mù chúng sẽ sử dụng các giác quan còn lại của cơ thể như: thính giác, khứu giác, xúc giác để bù đắp lại việc mất thị lực. Để chó có thể sống hạnh phúc, khỏe mạnh sau khi chó bị mù người nuôi cần chăm sóc chó như thế nào là điều nhiều chủ nuôi quan tâm.

Khi chó được chẩn đoán bị mù hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị, biện pháp can thiệp khác, chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu tình trạng chó bị mù có liên quan đến căn bệnh cụ thể, thì chúng sẽ không thể phục hồi cho đến khi được điều trị.

+ Hãy quen dần với sự đổ vỡ, lộn xộn đồ đạc trong gia đình, không nên cáu gắt, đánh đập chó.

+ Khi chó bị mù bạn hãy đặt bát thức ăn, bát đựng nước uống, giường, khay vệ sinh và các vật dụng khác của chó ở vị trí cố định như trước đây, tránh di chuyển xe dịch đồ đạc của mèo khỏi vị trí cố định.

+ Hãy chơi đùa, nói chuyện, vuốt ve nhẹ nhàng để giúp chó được thoải mái

+ Nên đóng đóng cửa ra vào để đảm bảo chó không đi ra ngoài được

+ Khi chọn đồ chơi cho chó bị mù nên chọn các loại đồ chơi thiết kế đặc biệt dành cho chó mù chuyển đổi kiểu chơi dựa trên thị giác sang thính giác, như là “đi theo âm thanh”,…

+ Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, gel dinh dưỡng, đồ chơi, đồ ăn vặt,….

+ Nếu trong nhà có trẻ em hãy giải thích cho chúng hiểu lý do tại sao nên cất đồ chơi và đồ dùng khác đúng chỗ.

+ Nên chuẩn bị cho chó bị mù một chiếc vòng cổ có ghi rõ thông tin liên lạc của bạn để đề phòng trong một số trường hợp chó đi lạc.

+ Không để chó bị mù ra khỏi nhà một mình mà không có sự giám sát của bạn

+ Tránh đưa ra những tín hiệu bằng tay với chó mà hãy dùng giọng nói, những món ăn cho chó có mùi hương thơm ngon để dạy cho chó những thủ thuật và ra mệnh lệnh cho chó

+ Hãy cân nhắc về việc nuôi thêm một chú chó không bị mù để làm bạn với chó bị mù để chúng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh tăng nhãn áp ở chó nguyên nhân do đâu, cách điều trị hiệu quả

+ Bệnh đục thủy tinh thể ở chó: nguyên nhân, cách phòng ngừa

+ Bệnh đau mắt đỏ ở chó: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH