Vì sao bạn bị bong tróc da đầu ngón tay? | Vinmec

2.2 Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn tới bong tróc da ngón tay

Do nấm da tay

Khi bị nhiễm nấm ở ngón tay cũng gây ra bong tróc da ngón tay, thường kèm theo ngứa ngáy khó chịu ở đầu ngón tay. Có thể thấy xuất hiện viền đỏ xung quanh vị trí bong da. Nấm da cần điều trị bằng thuốc, không thể tự khỏi. Nên nếu thấy tróc da tay kèm ngứa nhiều cần thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị bằng thuốc kháng nấm nếu nguyên nhân do nấm gây ra.

Tróc da đầu ngón tay do thiếu hoặc dư vitamin

Nhiều người thắc mắc tróc da đầu ngón tay thiếu chất gì? Thực ra, tình trạng này không chỉ do thiếu chất mà việc thừa chất cũng có thể khiến da đầu ngón tay bị bong tróc và nứt nẻ. Như khi cơ thể bị thiếu vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, đây là một chứng dẫn đến viêm da, tiêu chảy và có thể gây suy giảm trí nhớ.

Hoặc trong trường hợp thừa vitamin A cũng có thể khiến da bị kích ứng gây ngứa, bong tróc và các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt…

Bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa cũng có thể khiến da đầu ngón tay bị tróc. Nguyên nhân gây bệnh chàm có thể do tiếp xúc với một số hóa chất, do thời tiết hoặc bất kỳ dị nguyên nào khác. Bệnh thường có liên quan tới yếu tố di truyền và những người mắc bệnh chàm có thể dễ bị dị ứng với một số tác nhân như thức ăn, thuốc…hơn người bình thường. Ngoài dấu hiệu bong da thì có thể thấy nổi mụn trên da ngón tay, ngứa ngáy

Bong da đầu ngón tay do dị ứng

Đầu ngón tay có thể bị lột da, bong tróc da nếu như bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như hoá chất, các chất có trong sản phẩm làm bằng da,… dấu hiệu thường gặp ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân, nên cần lưu ý những đồ vật có nguy cơ gây dị ứng để tránh tái phát.

Bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh gây ra do yếu tố tự miễn. Bệnh này gây ra do tình trạng những tế bào da tái tạo quá nhanh gây tích tụ và tạo thành những lớp vảy bạc trên bề mặt da. Vảy nến thường xuất hiện hơn ở những điểm tỳ đè và nặng hơn nếu da bị khô, bệnh gây ra nhiều mảng da bong tróc và ngứa.

Tróc da đầu ngón tay do bệnh exfoliative keratolysis

Bệnh exfoliative keratolysis hay bệnh tróc tế bào da và sừng bàn tay. Căn bệnh này thường xảy ra trong những tháng có nhiệt độ nóng hơn. Bệnh có thể gây mụn nước trên ngón tay và khiến đầu ngón tay bị tróc da, nứt nẻ.

Bệnh kawasaki

Bệnh kawasaki là một tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng đặc trưng giai đoạn đầu tiên của bệnh là sốt cao kéo dài trong hơn năm ngày, lưỡi đỏ. Tình trạng đầu ngón tay bị tróc da là dấu hiệu giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn ba, lòng bàn tay và bàn chân thường bị đỏ và sưng. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên tim. Nên nếu trẻ xuất hiện sốt cao, nổi ban trên da, lưỡi đỏ, môi đỏ…tình trạng sốt đáp ứng kém với thuốc hạ sốt.