Gỗ nhóm IV – Các loại gỗ tự nhiên nhóm 4 và ứng dụng | Top Nội Thất

Gỗ nhóm IV có tỷ trọng trung bình, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến và được ứng dụng nhiều trong nội thất – xây dựng. Có khoảng 34 loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 4, nổi bật phải kể đến: gỗ Bời lời, gỗ Dầu, Gội, Kháo, Long não, Mít, Mỡ, gỗ Re, Vàng tâm…

Bài viết này TOPnoithat sẽ giới thiệu chi tiết các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 4, các đặc tính và ứng dụng của các loại gỗ nổi bật hay dùng. Mời quý khách tham khảo chi tiết dưới đây!

Các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 4

Theo bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, hiện có hơn 480 loại được chia thành 8 nhóm. Trong đó nhóm 4 gồm có 34 loại. Cụ thể như bảng dưới đây:

STTTÊN LOẠI GỖTÊN KHOA HỌCTÊN ĐỊA PHƯƠNG
Bảng gỗ nhóm IV với 34 loại được xếp theo thứ tự ABC

Danh sách gỗ nhóm 4 ở trên được trích lọc từ Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam. Dựa theo Quyết định số 2198 – CNR của Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26/11/1977 quy định bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước – sau đây gọi là Bảng phân loại nhóm gỗ. Có hiệu lực áp dụng chính thức từ ngày 01/01/1978. Và tiếp tục được điểu chỉnh bổ sung tại Quyết định số 334/CNR ban hành ngày 10-5-1988 của Bộ Lâm Nghiệp về việc điều chỉnh phân loại xếp hạng một số chủng loại gỗ sử dụng.

Gỗ Gội thuốc nhóm 4 được sử dụng khá phổ biến
Gỗ Gội thuốc nhóm 4 được sử dụng khá phổ biến làm đồ nội thất và gỗ xây dựng

Ứng dụng của gỗ nhóm IV trong xây dựng – nội thất

Đặc điểm nổi bật của gỗ nhóm 4 là có tỷ trọng trung bình, có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến… Mỗi loại lại có màu sắc và vân gỗ rất đặc trưng riêng tạo sự đa dạng cho các món đồ. Các gỗ tự nhiên thuộc nhóm IV cũng không quá đắt và hiếm, nguồn cung khá đa dạng cả khai thác trong nước và nhập khẩu từ Lào, Camphuchia, Châu phi… Dưới đây là ứng dụng nổi bật của một số loại thông dụng hay dùng:

  • Gỗ Gội được xếp vào nhóm IV, có màu hơi đỏ đậm khá giống gỗ xoan đào, gỗ nhẹ và có bề mặt đẹp, khá bền và chống mối mọt tốt… Giá gỗ Gội cũng khá rẻ, trung bình dưới 10tr/m3, được ứng dụng nhiều trong đóng đồ nội thất gia đình như bàn ghế gỗ Gội, tủ quần áo, kệ tivi, giường ngủ,…
  • Gỗ Bời lời thuộc nhóm 4, được trồng khá phổ biến ở vùng Tây Nguyên như một loài cây “xóa đói giảm nghèo” và mang lại giá trị kinh tế cao. Là loại cây ngắn ngày (6-9 tuổi khai thác) nên chất gỗ không tốt lắm, giá gỗ rẻ thường được dùng làm nguyên liệu giấy.
  • Gỗ Dầu có màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, tương đối cứng nên khả năng chống mối mọt và mục nát tốt… Có thể dùng dỗ Dầu để đóng bán ghế, làm cửa và khuôn cửa, sàn gỗ Dầu, các công cụ, xây dựng…
  • Gỗ Kim giao có màu trắng sáng rất đẹp, thớ gỗ mịn, khá cứng, chống mối mọt tốt… Gỗ kim giao khá quý, được xếp vào nhóm 4, ứng dụng nhiều để làm đồ gỗ mỹ nghệ, tạc tượng gỗ, đồ gia dụng, khắc con dấu, làm đũa gỗ,…
  • Gỗ Long não có màu hồng và hương thơm tự nhiên, vân gỗ khá đẹp và tính thẩm mỹ cao, chống mỗi mọt tốt, ít cong vênh… Gỗ Long Não được ưa dùng để chế tác các vật dụng (tráp, chuỗi vòng hạt, hộp thủ công,…), làm đồ thủ công mỹ nghệ, gỗ trang trí…
  • Gỗ Mít khá quen thuộc với mỗi chúng ta, tuy nhiên trên thị trường bán gỗ mít để đóng đồ thì thường phải là mít rừng hay mít nhập từ Nam Phi, Lào…chứ mít ta thì ít. Gỗ mít thuộc nhóm IV, có mùi thơm nhẹ, màu vàng rất đẹp và nổi, hầu như ít cong vênh, dẻo dai và bền… Ứng dụng nổi bật nhất của gỗ Mít là đóng đồ thờ như bàn thờ, sập thờ, tủ thờ, khắc tượng, tranh, đóng đồ mỹ nghệ…
Gỗ Mít thuộc nhóm 4 – ứng dụng nhiều trong làm đồ mỹ nghệ, đồ thờ…
  • Gỗ Mỡ thuộc nhóm 4, có lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc, khá mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt… Là cây trồng được với chu kỳ ngắn, giá thành rẻ,… Thường được dùng làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà cửa…
  • Gỗ Re thuộc nhóm IV, thường có màu nâu sáng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ, khả năng chống mối mọt khá tốt; ít bị cong vênh… Thường được dùng đóng đồ nội thất như bàn ghế, giường, tủ, cửa gỗ, cầu thang, sàn gỗ, làm gỗ xây dựng…
  • Gỗ Sến đỏ thuộc nhóm 4, đặc trưng với màu đỏ đậm, có vân gỗ đẹp, thân gỗ cứng chịu được cường độ lớn nhưng lại dễ nứt nẻ…chủ yếu được dụng để làm ván sàn hay đóng tủ quần áo…
  • Gỗ thông 3 lá có ít nhựa, vân gỗ đẹp, ít bị cong vênh, hay mối mọt…có giá thành rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào. Thông 3 Lá là cây gỗ thuộc nhóm IV, được dùng để đóng đồ nội thất bình dân, thùng đựng hàng, pallet, bóc gỗ veneer, gỗ ván lạng, xay làm bột giấy…
  • Gỗ Vàng Tâm thuộc nhóm 4, có màu vàng dễ nhận viết, gỗ hơi xốp – không mịn, có mùi hương đặc trưng, không bị nứt nẻ,… Được ứng dụng chủ yếu trong đóng đồ tâm linh, như quan tài, nhà thờ, đình chùa, tượng, khắc tranh…
  • Gỗ Vên vên (khác với Vên Vên Vàng của nhóm 3) – là loại gỗ thường có màu trắng đến vàng nhạt, thớ khá mịn, đặc biệt không phân biệt lõi gỗ và dác gỗ, màu gỗ đều đều không phân rõ theo năm tuổi… Là dòng gỗ giá bình dân có thể làm đồ nội thất, đóng thuyền, hay bóc làm gỗ dán… Vỏ cây gỗ Vên Vên có màu vàng và thơm, hay dùng để sơn thuyền.

Trên đây TOPnoithat đã giới thiệu quý khách chi tiết bảng gỗ nhóm IV và khái lược ứng dụng của một số loại gỗ chính phổ biến trong nhóm này. Hy vọng quý khách cảm thấy hữu ích!

Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm:

Bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (chi tiết 8 nhóm chính và 2 nhóm cấm khai thách – IA, IIA , cùng nhiều thông tin hữu ích khác).

Gỗ nhóm I, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm II, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm III, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm V, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VI, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VII, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ nhóm VIII, đặc điểm và ứng dụng

Cảm ơn quý khách đã dành thời gian xem bài viết này!