Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn do đâu? Vệ sinh mắt cho bé như thế nào là đúng?

>>> Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và cách chữa

4. Dị vật trong mắt – nguyên nhân nguy hiểm khiến mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn

Mắt trẻ sơ sinh có ghèn do đâu? Những vật thể nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc lông thú cưng, lông mi… có thể bám vào mi mắt của trẻ sơ sinh. Nếu mắt của bé có vật thể lạ và không được loại bỏ kịp thời, cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách tiết ra ghèn và mủ. Để phát hiện ra nguyên nhân này, có thể quan sát mắt của bé. Nếu bé có những triệu chứng tương tự như nhiễm trùng mắt, nhưng khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh lại không có hiệu quả, thì nguyên nhân có thể là do có dị vật trong mắt trẻ.

5. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Nếu như trẻ vừa mới sinh ra đã gặp phải tình trạng mắt đổ ghèn, có thể là do trong quá trình sinh, mắt của bé bị dính dịch nước ối và máu của mẹ. Đây là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường, nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

6. Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn do nhiễm bẩn

Trẻ sơ sinh có thể vô thức đưa tay lên mắt hoặc tay của người chăm sóc trẻ không đảm bảo vệ sinh trước khi chạm vào mắt trẻ. Do đó, vi khuẩn và các chất bẩn bám vào tay có thể theo đó mà gây hại cho mắt. Điều này làm tăng nguy cơ mắt đổ ghèn.

7. Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh kém

Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt do đâu? Nếu không vệ sinh sạch sẽ cho mắt của trẻ sơ sinh đúng cách, tình trạng đổ ghèn sẽ xuất hiện, khiến cho bé khó có thể mở mắt. Về lâu dài, điều này làm tăng nguy cơ viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

>>> Bạn có thể xem thêm: Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh chảy nước mắt là do đâu?

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: Vệ sinh thế nào cho đúng?

vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Khi phát hiện ghèn đọng ở khóe mắt trẻ sơ sinh, cần phải làm vệ sinh cho mắt bé thật sạch, tránh trường hợp để ghèn khô lại khiến trẻ khó chịu. Trong quá trình lau mắt cho bé, bạn luôn phải giữ tay thật sạch, tránh làm nhiễm trùng mắt bé.

Các bước vệ sinh đúng cách cho mắt trẻ sơ sinh bị tình trạng này là:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Lau khô mắt của trẻ bằng miếng gạc sạch (hoặc khăn dùng một lần), mỗi bên mắt dùng 1 khăn riêng.
  • Làm ướt miếng gạc vô trùng bằng dung dịch nước ấm. Có thể sử dụng nước muối sinh lý. Không nên dùng bông gòn vì có thể làm vương các sợi bông vào mắt bé.
  • Nhẹ nhàng lau một mắt cho bé từ khóe mắt ra đuôi mắt (từ trong ra ngoài). Sử dụng miếng gạc mới cho mỗi lần lau.
  • Lau khô mắt còn lại bằng miếng gạc khác cùng theo nguyên tắc từ khóe mắt ra đuôi mắt.
  • Không chạm vào mắt hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì bạn có thể làm tổn thương mắt của trẻ.
  • Thu dọn gạc, khăn bỏ vào thùng rác và rửa tay lại.

Những hướng dẫn trên đây phù hợp đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt mức độ nhẹ, có thể theo dõi tại nhà. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mắt hay do những nguyên nhân khác, cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

>>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn xác định được nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh mắt đổ ghèn, từ đó có cách điều trị phù hợp cho bé.