Răng khôn là răng gì? Tại sao gọi là răng khôn? – Nha Khoa Đông Nam®

Hỏi: “ Chào bác sĩ! Cháu thường nghe mọi người nói về răng khôn. Vậy răng khôn là răng gì vậy bác sĩ và tại sao chúng được gọi là răng khôn ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu, cháu cảm ơn. ” – Linh Đan, Quận 2, Tp.HCM

Răng khôn là răng gì? Tại sao gọi là răng khôn?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Linh Đan

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được thông tin như sau:

1. Răng khôn là răng gì?

Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm răng cửa (8 chiếc), răng nanh (4 chiếc), răng tiền hàm (8 chiếc), răng hàm (12 chiếc). Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí thứ 8, tính từ ngoài vào trong.

vị trí răng khôn
Vị trí của răng khôn trong cung hàm

Cũng giống như các răng hàm khác, răng khôn có mặt nhai rộng, phân thành các múi, thân phình to, có nhiều chân. Thế nhưng, vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai.

2. Vì sao chúng được gọi là răng khôn

Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Do đó, ông bà ta gọi chúng là “khôn” để đánh dấu sự trưởng thành về thể chất, trí tuệ.

Mọc răng khôn không làm chúng ta thông minh hơn. Ngược lại, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Ở độ tuổi này, xương hàm của chúng ta đã phát triển ổn định, mô nướu cũng cứng chắc hơn trước nên răng khôn mọc lên khá khó khăn.

Song song với đó, vì mọc ở vị trí sau cùng của hàm, phía trước có răng số 7 và các răng vĩnh viễn khác, phía sau là cành xương hàm dưới, nên răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, không ngay ngắn.

răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch

Khi răng khôn mọc, nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội, sưng, viêm, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và loại bỏ kịp thời trước khi chúng gây biến chứng răng miệng.

3. Có nên nhổ răng khôn hay không?

Để xác định răng khôn của bạn nên nhổ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X – Quang để xác định hướng mọc của chúng và tình trạng của các mô xung quanh.

Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, nguy cơ biến chứng thấp, có thể không cần phải nhổ đi. Nếu chúng đang phát triển, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xoa dịu các triệu chứng sưng, đau và theo dõi tình trạng của chúng khi bệnh nhân đến khám răng định kỳ.

Ngược lại, khi răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để phòng ngừa biến chứng về sau. Như:

✦ Viêm nướu: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể làm cho mô nướu bị kích thích, sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh răng gây ảnh hưởng trên diện rộng.

lợi trùm răng khôn

✦ Ảnh hưởng răng kế cận: Khi răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế cận, chúng có thể làm tiêu một phần thân và chân răng này. Trong các tình huống thông thường, thức ăn rất dễ giắt lại trong khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 làm tăng nguy cơ sâu răng.

răng khôn mọc lệch

✦ U nang xương hàm: Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng khôn và các mô xung quanh có thể hình thành những khối u nang trong xương hàm.

u nang răng

✦ Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Vì nằm sâu trong cung hàm nên răng khôn rất khó vệ sinh. Vi khuẩn, vụn thức ăn dễ đọng lại trên mặt nhai của chúng hoặc giắt lại trong kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu…

răng khôn bị sâu
Sâu răng khôn

✦ Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác: Răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể chèn ép vào dây thần kinh, gây tê môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.

4. Nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?

Nhổ răng khôn là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp, bạn có thể nhà trong ngày.

Cận cảnh nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê khu vực can thiệp để bạn không cảm thấy đau nhức và thoải mái trong quá trình thực hiện.

Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để tách răng ra khỏi các mô xung quanh. Trong một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ có thể phải mở nướu, cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài.

Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng khôn được thực hiện bằng máy siêu âm. Sóng siêu âm phát ra từ thiết bị này sẽ tác động lên dây chằng xung quanh răng khiến chúng đứt ra mà không làm ảnh hưởng đến các mô khác. Nhờ đó, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, sang chấn, vết nhổ cũng nhanh lành hơn.

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đóng miệng vết thương (nếu cần thiết), cho bạn cắn gạc để cầm máu, kê toa thuốc và hướng dẫn chăm sóc. Sau đó, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi.

nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam

Thời gian để nhổ một chiếc răng khôn thường là 15 – 20 phút, những ca phức tạp thường cần nhiều thời gian hơn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể nhổ từ 1 – 2 chiếc răng khôn cho mỗi lần hẹn.

Không giống như các răng khác, răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn thường không cần phải trồng lại.

Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Linh Đan, nếu cần được tư vấn thêm về răng khôn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Mọc răng khôn bị đau sốt mấy ngày không ăn uống được?
  • Mỗi người mọc mấy cái răng khôn?
  • Răng khôn là răng thứ mấy?

Thẻ:Giải phẫu răng, Răng khôn lợi trùm