Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) hiệu quả ra sao? – Glink

PEP – hay dự phòng sau phơi nhiễm HIV có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV trong vòng 72 giờ ngay sau khi có nguy cơ phơi nhiễm (tức là có nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người có HIV). PEP cần phải được tuân thủ đủ số liều trong vòng 28 ngày.

PEP là gì?

PEP có nghĩa là dùng thuốc kháng vi-rút (ARV) sau khi có khả năng phơi nhiễm với HIV để tránh bị nhiễm HIV.

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, nhưng bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt. Mỗi giờ đều có giá trị. Nếu bạn sử dụng PEP theo quy định, bạn sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày.

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã bị phơi nhiễm HIV gần đây, hãy gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức.

PEP dành cho ai?

Nếu bạn là người âm tính với HIV hoặc không được biết tình trạng HIV của mình, và trong 72 giờ qua, bạn có ít nhất 1 trong các nguy cơ sau:

  1. phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục (ví dụ: bao cao su bị rách)
  2. dùng chung kim tiêm
  3. bị tấn công tình dục

Hãy đến gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức!

PEP có hiệu quả, nhưng không phải 100%, vì vậy bạn nên tiếp tục sử dụng bao cao su với bạn tình và có các biện pháp an toàn trong khi dùng PEP. Những điều này có thể bảo vệ bạn khỏi bị phơi nhiễm HIV một lần nữa và giảm cơ hội lây truyền HIV cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi bạn vẫn đang dùng PEP.

Khi nào nên điều trị PEP?

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ. Bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt; mỗi giờ đều có giá trị.

Bắt đầu PEP càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm HIV là điều quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV nếu nó được bắt đầu muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

PEP được điều trị hiệu quả khi tuân thủ tốt trong 28 ngày.

PEP có tác dụng phụ không?

Mặc dù an toàn nhưng PEP có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, v.v. ở một số người. Những tác dụng phụ này có thể tự khỏi và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc PEP mới ít tác dụng phụ và hiệu quả hơn.

Nên điều trị PEP ở đâu?

Phòng khám Glink là một trong những nơi điều trị PEP chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các phòng khám có chuyên môn về HIV sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn về việc nên điều trị PEP như thế nào, cách giảm tác dụng phụ, sử dụng các loại thuốc tốt hơn, và quan trọng nhất là theo dõi các tiến triển sau khi kết thúc điều trị PEP.

Có nên thường xuyên điều trị PEP?

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

Ví dụ, PEP không phải là lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên – như thường xuyên quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su với bạn tình dương tính với HIV. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV liên tục, hãy nói chuyện với bác sĩ về PrEP.

Liên hệ Glink ngay:

Facebook:

  • Hà Nội: Số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – 093 123 65 34
  • TP.HCM – quận 10: 224/38 Lý Thường Kiệt, phường 14, Q.10 – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận Thủ Đức: 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận 12: 481/10 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12 – 0909 424 534
  • Cần Thơ: 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – 078 778 7455
  • Nghệ An: Số 5A ngõ 112 Lệ Ninh, Khối 8 – Phường Quán Bàu, TP. Vinh – 091 314 02 34
  • Đồng Nai: C61 khu liên kế – Khu dân cư Bửu Long, Bửu Long, Tp. Biên Hòa – 0909 694 534