Xương sườn có bao nhiêu cái? | Vinmec

12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực được chia thành 3 loại:

  • Sườn thật: sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn (đôi xương sườn số 1 – xương sườn số 7)

  • Sườn giả: là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn (đôi xương sườn số 8 – xương sườn số 10).

Sườn cụt (sườn lửng): không nối với xương ức.

Thành phần hóa học và tính chất của xương sườn

Tương tự các loại xương khác, xương sườn cũng có hai đặc tính cơ bản là mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo, xương sườn có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào lồng ngực. Nhờ tính bền chắc, xương sườn có thể nâng đỡ lồng ngực. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ thành phần hóa học.

Cụ thể, xương sườn được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ (cốt giao) và một số chất vô cơ (các muối canxi). Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo của xương còn muối canxi giúp xương bền chắc. Tỷ lệ cốt giao ở xương sườn của người thay dần theo độ tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm ⅓ còn các muối canxi chiếm khoảng ⅔. Nếu đem tách riêng hai chất này thì xương sườn sẽ không đạt đủ hai đặc tính trên. Ở trẻ em, cốt giao chiếm tỷ lệ cao hơn muối canxi nên xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn.

  • Về quá trình phát triển, xương sườn to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia, tạo ra những tế bào mới, đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến tuổi 18 – 20 ở nữ hoặc 20 – 25 ở nam, xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương nên người không cao thêm. Người già xương thường bị phân hủy nhanh hơn quá trình tạo xương, tỷ lệ cốt giao giảm nên xương người già xốp giòn và dễ gãy, nếu gãy cũng phục hồi chậm và không chắc chắn.

Những thói quen xấu làm xương sườn yếu đi

  • Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá có mật độ xương thấp hơn bình thường vì khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tiêu hủy tế bào xương. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm xương yếu đi và cản trở sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Với người từng bị gãy xương sườn, hút thuốc làm chậm quá trình liền xương gãy bằng cách làm tổn thương mạch máu và giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.

  • Ít vận động: người ít vận động thể dục thể thao cũng có nguy cơ tiêu xương nhanh hơn so với người hay tham gia các hoạt động như đi bộ, nâng tạ, leo cầu thang,… Bên cạnh đó, tập thể dục còn làm tăng khả năng thăng bằng, tư thế và sự linh hoạt, giảm nguy cơ bị ngã gãy xương.

  • Ăn mặn: khi chúng ta ăn nhiều muối, cơ thể sẽ tăng đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.

  • Uống nhiều rượu: giống như hút thuốc lá, rượu làm tăng khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, làm giảm lượng hormone estrogen và testosterone, khiến xương yếu hơn. Bên cạnh đó, uống rượu không chỉ làm giảm mật độ xương mà còn làm tăng nguy cơ ngã, gãy xương.

  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: nếu thiếu vitamin D, xương sườn và các xương khác sẽ trở nên mỏng và giòn hơn. Trong khi đó, một trong những nguồn chính của vitamin D được cơ thể tổng hợp qua việc tắm nắng. Vì vậy, nếu ít khi ra ngoài, bạn có thể bị thiếu vitamin D và xương sẽ yếu hơn.

  • Chế độ ăn nghèo canxi và vitamin D: đây là 2 chất rất cần thiết đối với sức khỏe của xương. Những người không bổ sung đủ những thực phẩm giàu vitamin D và canxi sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, yếu xương.

Xem thêm:

  • Đặc điểm của các đốt sống ngực
  • Đặc điểm của các đốt sống thắt lưng
  • Tìm hiểu các kỹ thuật chụp X quang lồng ngực