Vì sao bé chậm biết đi? | Vinmec

2.6 Các bệnh lý nội tạng

Các bệnh lý bên trong nội tạng có thể khiến thể lực của bé rất kém nên em bé không thể biết đi đúng theo thang đo phát triển. Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan,… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Em bé chỉ đủ sức để duy trì sự sống nên không có đủ thể lực để làm các việc khác như tập đi. Vì vậy, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.

2.7 Cách chăm sóc của cha mẹ

Những bé từng bị bệnh trong một khoảng thời gian dài, nằm bệnh viện nhiều lần, phải uống nhiều loại thuốc hoặc được bố mẹ bảo bọc quá mức, thường cho nằm, bế đi mọi nơi,… sẽ không có cơ hội tập đi nên bé sẽ chậm biết đi hơn những bé khác.

Ngoài ra, thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biết đi chậm hơn so với những bé khác khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Trọng lượng cơ thể lớn khiến cơ chân của bé yếu, không dễ dàng di chuyển cơ thể và khó khăn trong việc tập đi.

Trường hợp khác, sự chăm sóc không đầy đủ khiến bé bị suy dinh dưỡng, chân tay teo đét, cơ thể còi cọc, suy yếu, thiếu vitamin D và canxi cũng gây ra chứng chậm đi ở trẻ. Cụ thể, bé bị yếu xương, yếu cơ nên không đủ sức đứng dậy đi lại, dẫn đến tình trạng chậm biết đi.

Tùy từng nguyên nhân bé chậm biết đi, các bậc phụ huynh sẽ có phương án khắc phục tương ứng để giúp trẻ có thể đuổi kịp tiến độ phát triển hệ vận động của các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi kỹ năng vận động của bé, nếu sau một thời gian, con không có sự tiến bộ về khả năng vận động thì phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời. Đồng thời, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.