Những Điều Bạn Cần Biết Về Chứng Co giật cơ vùng miệng

Co giật cơ vùng miệng xảy ra khi các cơ ở vùng miệng bị kích thích hoạt động bởi dây thần kinh số VII – dây thần kinh chi phối vùng miệng. Cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị chứng co giật cơ miệng trong bài viết sau:

  • 1. Nguyên nhân gây có giật cơ vùng miệng
  • 2. Biểu hiện thường gặp
  • 3. Phương pháp Chẩn đoán
  • 4. Cách điều trị co giật cơ vùng miệng

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Nguyên nhân gây ra co giật cơ vùng miệng

Co giật cơ vùng miệng là 1 dạng của bệnh CO GIẬT được gây ra bởi 1 số nguyên nhân sau::

  • Hoạt động cơ vùng miệng quá nhiều
  • Chấn thương đụng dập nhẹ mà nhiều người không để ý
  • Tư thế nằm ngủ đè lên quá lâu ở vị trí có dây thần kinh đi qua
  • Cũng có thể do đột nhiên sử dụng vùng cơ liên tục với tần suất cao hơn bình thường như phải nói nhiều, nhai nhiều mà chưa kịp thích nghi.
  • Quá mệt mỏi, thức khuya hoặc căng thẳng
  • Nếu tình trạng này kéo dài và có tính chất lặp đi lặp lại, rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh, chẳng hạn như rối loạn Tics (tật máy giật), bệnh động kinh vắng ý thức…
  • Nguyên nhân tổn thương thực thể: dây VII bị chèn ép ở vị trí phân nhánh cơ vùng góc miệng (do chấn thương, u, dây VIII chèn ép, dị dạng mạch máu.

triệu chứng co giật cơ vùng miệng

2. Biểu hiện của hiện tượng co giật cơ vùng miệng

Đặc trưng bởi những cơn co cơ cục bộ, tự động tại nhóm cơ vùng miệng nhưng không mang tính chất co cứng liên tục. Hệ thống thần kinh VII có sự nhạy cảm bất thường và liên tục phát xung động co cơ.

Vì thế người bệnh có thể thấy nó liên tục giật giật nhưng không bị cứng hàm hay cứng lưỡi như trong hiện tượng chuột rút thông thường.

Miệng và hàm thường bị co giật. Các góc của miệng có thể bị kéo lên bởi sự co thắt thường xuyên.Triệu chứng co giật có ở cả hai bên nhưng rất hiếm.

Một số người còn nghe thấy một âm thanh click trên mặt khi co thắt góc miệng.

Một số bệnh nhân có thể cảm thấy mất tự tin và khó chịu do những cơn giật đem lại.

Đối với một số người, cơn co giật ở miệng trở nên nặng hơn khi họ đang mệt mỏi và căng thẳng, triệu chứng có thể cải thiện khi họ nằm nghỉ.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Phương pháp chẩn đoán co giật cơ vùng miệng

Nếu cơn giật trở nên rõ ràng, liên tục, ảnh hưởng đến chức năng nói và nhai thì bạn nên đến bệnh viện khám trực tiếp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như CTscanner, MRI sẽ đánh giá nguyên nhân gây tổn thương dây VII hoặc không.

4. Cách điều trị co giật cơ vùng miệng hiệu quả

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa trị đảm bảo hiệu quả, một số phương pháp điều trị được khuyến khích như:

  • Nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ hay làm việc quá nhiều.

Sự căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng đã được chứng minh là làm cho tình trạng co giật cơ trở nên trầm trọng hơn, vì vậy, để giảm thiểu các triệu chứng nên tránh những yếu tố kích thích này nếu có thể.

  • Cố gắng ăn thực phẩm mềm, không nhai kẹo cao su, uống đủ nước điện giải nếu làm việc ra nhiều mồ hôi
  • Chườm lạnh để phong bế tạm thời dây thần kinh
  • Uống thuốc: thuốc chống động kinh như carbamazepine, topiramate, thuốc an thần như diazepam, clonazepam
  • Thuốc để tiêm là botulinum độc tố (botox), được sử dụng để làm tê liệt các cơ mặt và ngừng co giật. Phương pháp điều trị này tỉ lệ cho hiệu quả từ 85 – 95%.

Các tác dụng này sẽ mất đi sau 3 – 6 tháng và người sử dụng cần được theo dõi thường xuyên bởi phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như sụp mí, đau mắt, liệt nhẹ cơ mặt… Nhưng các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

  • Phẫu thuật có xâm lấn hơn nhưng phương pháp này đem lại kết quả điều trị tức thì và vĩnh viễn.

Trong một thủ thuật được gọi là giải ép vi mạch, bác sĩ phẫu thuật di chuyển động mạch đang đè ép ra khỏi dây thần kinh số VII và đặt một tấm đệm lên dây thần kinh để bảo vệ nó khỏi bị tái chèn ép trong tương lai.

Phẫu thuật này rất có hiệu quả, phù hợp với người trẻ tuổi và những người ở giai đoạn đầu của tình trạng này.

_____________________________

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________