Những nguyên nhân dẫn đến bị sốc hông sau khi ăn

Những nguyên nhân gây bị sốc hông sau khi ăn khiến bạn đau bụng và khó chịu và gây không ít rắc rối cho những người thường xuyên gặp phải tình trạng này. Vậy thì nguyên nhân này do đâu gây ra và cách khắc phục nó như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân dẫn đến việc bị sốc hông sau khi ăn với những biểu hiện như đau bụng gây khó chịu là những nguyên nhân gì. Nếu như bạn bị đau bụng thường xuyên dù bạn không hấp thụ quá nhiều thực phẩm thì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác. Bài viết dưới đây Elipsport.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sốc hông gây đau bụng sau khi ăn xong để bạn có thể chú ý hơn nhé!

Tình trạng sốc hông gây đau bụng sau khi ăn

1. Nguyên nhân sốc hông gây đau bụng sau khi ăn

1.1. Ăn quá nhiều

Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây căng thẳng và có thể làm cho các cơ thắt lại, gây đau hoặc khó chịu ở dạ dày. Thói quen thở chậm, sâu trước khi ăn có thể làm giãn cơ, từ đó hạn chế nguy cơ đau bụng xảy ra. Chính vì thế bạn hãy tăng từ từ để có thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng mà không gây đau bụng nhé.

1.2. Dị ứng với thức ăn

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn xem một loại thực phẩm có khả năng gây hại. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để chống lại loại thức ăn này. Phản ứng này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm như đau bụng sau khi ăn. Các loại thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Đậu và các loại hạt
  • Cá và động vật có vỏ.

1.3. Không dung nạp thực phẩm

Nhạy cảm hoặc không dung nạp thức ăn là khi dạ dày “không đồng ý tiêu hóa” một loại thức ăn nào đó. Nếu điều này xảy ra, hệ tiêu hóa sẽ bị kích thích và rối loạn.

Hội chứng không dung nạp đường lactose khá phổ biến và khiến nhiều người bị đau bụng sau khi ăn các thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu trên.

1.4. Trào ngược dạ dày

Đau bụng cũng như ợ chua là một triệu chứng phổ biến của trào ngược axit. Sau bữa ăn, thức ăn đôi khi trào ngược lên thực quản, gây đau hoặc rát ngực kèm theo vị chua ở cổ họng.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên gây đau bụng sau khi ăn

1.5. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm và sưng tấy. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng điển hình nhất vẫn là do vi khuẩn Helicobacter pylori phổ biến thông qua chế độ ăn uống thiếu chất, lối sống không lành mạnh hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh. viêm không steroid (NSAID).

Nếu dạ dày của bạn đang trong tình trạng bị viêm nhiễm thì cảm giác đau bụng sau khi ăn sẽ khó tránh khỏi, nhất là sau khi ăn các món cay, nhiều dầu mỡ.

1.6. Chạy bộ ngay sau khi ăn xong

Đây có thể xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sốc và đau bụng sau khi ăn. Khi bạn vừa ăn xong, khi này hệ tiêu hóa của bạn cần được xử lý, lượng thức ăn nạp vào cần có nhiều máu trong khi bạn vận động nhanh như chạy bộ thì hệ cơ cũng sẽ cần nhiều máu, như vậy sẽ dẫn đến việc hệ tiêu hóa không đủ máu làm việc kết hợp với việc vận động mạnh, gây nên tình trạng sốc hông và đau bụng.

2. Một số cách giúp bạn cải thiện tình trạng đau bụng sau khi ăn

Một số mẹo giúp bạn giảm tình trạng khó chịu này

Ngoài việc dùng thuốc do bác sĩ kê đơn, bạn có thể thực hiện một số cách để giảm đau bụng tại nhà như:

  • Chườm bụng bằng túi ấm
  • Uống nước
  • Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn
  • Ăn khoảng nửa quả chuối
  • Uống trà gừng hoặc trà quế
  • Hạn chế nằm ngay để tránh axit trào ngược lên thực quản mà thay vào đó, hãy ngồi tựa lưng vào gối.

3. Ngăn ngừa tình trạng sốc hông đau bụng sau khi ăn

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nếu bạn vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây buồn nôn hoặc đau bụng sau khi ăn, thay đổi chế độ ăn uống có thể hữu ích.

3.1. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Chia khẩu phần ăn vừa phải, đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng
  • Uống nhiều nước trước và trong bữa ăn
  • Tránh hoặc giảm lượng caffeine và rượu
  • Tránh thức ăn gây khó chịu cho dạ dày
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và nhiều chất xơ
  • Cố gắng ăn 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường.
  • Tránh chạy bộ hay tập thể dục sau khi ăn, bạn có thể tập thể dục nhẹ sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng.
  • Trong khi ăn cần ăn chậm và nhai kỹ để tránh tình trạng đau bụng sau khi ăn.
  • Trước và sau khi ăn bạn cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút( bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng). Sau khi ăn tránh nằm ngủ ngay, tốt nhất nằm sau khi ăn từ 1-2 tiếng.
  • Hạn chế việc ăn các thực phẩm chế biến sẵn, điều này sẽ làm việc đau bụng của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn đấy.

3.2. Thăm khám bác sĩ

Thường xuyên cảm thấy khó thở sau khi ăn hoặc gặp các triệu chứng sau đây nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Cảm giác ngực bị đè nén hoặc đau.
  • Nằm thẳng bị khó thở.
  • Chóng mặt, thở khò khè.
  • Ớn lạnh, ho, sốt.
  • Đầu ngón tay hoặc môi của người bệnh có màu xanh.
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân sưng tấy .

Lý do chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ trong tình huống này là vì đôi khi khó thở sau khi ăn có thể cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Khi không biết tại sao lại khó thở, tình trạng này sẽ vô cùng nguy hiểm.

Khám và làm các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ cho bạn biết để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây khó thở. Sau đó, khi phát hiện bệnh, tùy theo nguyên nhân gây ra triệu chứng này mà bác sĩ sẽ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thực tế, có nhiều trường hợp khi bị khó thở thường tham khảo kinh nghiệm của người khác, tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Hành động này hoàn toàn không nên vì lúc đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây khó thở nên không có cơ sở để đẩy lùi bệnh, không những thế còn có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn ngày càng suy giảm và nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin về bị sốc hông sau khi ăn mà bạn nên lưu ý, giúp bạn tránh khỏi các tác hại không mong muốn cho bụng của mình nhé. Việc ăn chậm nuốt kỹ luôn được mọi người truyền tai nhau, chính vì thế nếu bạn đang gặp những tình trạng trên thì hãy thay đổi chế độ ăn cũng như cách ăn lại các bạn nhé!