Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không? Biến chứng sỏi thận

1. Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?

Sỏi thận là tình trạng những chất cặn bã tồn đọng trong thận không được đào thải qua đường tiết niệu, dần dần tích tụ lại và kết tủa thành những viên sỏi nằm trong thận. Kích thước sỏi thận càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao.

Tuy nhiên, sỏi thận 6mm được coi là kích thước khá nhỏ, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Khi được phát hiện, người bệnh có thể chỉ cần uống nhiều nước, kết hợp với chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, sỏi có thể tự đào thải ra ngoài.

Thế nhưng, cũng có rất nhiều trường hợp, sỏi thận khi chỉ mới khoảng 6mm, nhưng đã có hình thái bất thường, nhiều cạnh sắc nhọn dễ làm xước thận, bàng quang gây đau đớn cho người bệnh. Lúc này, dù sỏi thận chưa gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của thận và hệ tiết niệu, thế nhưng người bệnh cũng cần theo dõi sát sao để có hướng xử lý kịp thời.

2. Biến chứng bệnh sỏi thận cần chú ý

Bệnh sỏi thận nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau đây:

Đau dữ dội: tình trạng đau này thường xuất phát từ niệu quản sau đó bắt đầu lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi còn đau xuyên cả ra hông và lưng, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau âm ỉ. Đây có thể là trường hợp sỏi vừa và thậm chí to nằm ở vị trí bể thận.

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nếu như mà người bệnh cảm thấy không thể đi tiểu được, tắc từng khu vực hoặc hoàn toàn, thì rất có bạn đang bị tắc nghẽn đường niệu do sỏi thận.

Nhiễm trùng: Bệnh sỏi thận nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến khả năng sỏi nằm yên lại quá lâu trong hệ tiết niệu, làm cho những con vi trùng có cơ phát triển nhiều hơn. Chính vì thế, khả năng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh nhân có thể đi tiểu ra mủ, kèm theo biểu hiện sốt cao,…

Thận ứ nước: Đối với những người bị sỏi thận sẽ làm cho đường tiết niệu bị kích thích dẫn đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi làm cho đường tiểu bị tắc nghẽn. Hậu quả là, nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng lại, gây nên các áp lực đột ngột ở vị trí đài và bể thận, gây ra những cơ đau quặn cũng là một nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước.

Tình trạng suy thận cấp: Đây là tình trạng thường xảy ra khi cả hai quả thận của người bệnh đều xuất hiện sỏi thận. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nặng có thể cướp đi tính mạng của người bệnh.

Nguy cơ vỡ thận: Nhiều người bệnh thường chủ quan không biết rằng, bệnh sỏi thận có thể dẫn đến nguy cơ gây vỡ thận khi, người bệnh gặp phải tình trạng thận ứ nước quá lâu, đau thắt khiến quặn thắt dữ dội. Tuy nhiên, bệnh nhân sỏi thận rất hiếm khi gặp nên tình trạng này.

3. Cách điều trị sỏi thận 6mm như thế nào?

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp:

Điều trị nội khoa: Sỏi thận <6mm thường là chỉ định điều trị nội khoa (uống thuốc) kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt: uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục,..uống nước râu ngô, hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc để kích thích bài tiết, sỏi có thể theo đó bị đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị ngoại khoa.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – một trong số những đơn vị uy tín hàng đầu trong điều trị sỏi Thận – Tiết niệu. Thu Cúc hiện làm chủ 3 công nghệ tán sỏi hiện đại bậc nhất hiện nay: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tán sỏi thận qua da. Đây là những phương pháp tân tiến nhất trong điều trị sỏi hiện nay, giúp người bệnh có thể sạch sỏi nhanh chóng, hạn chế xâm lấn, ít đau, êm ái và an toàn.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng < 2cm.

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới > 2cm.