Bị sưng nướu răng hàm trên hàm dưới điều trị thế nào?

Sưng nướu răng hàm trên và hàm dưới gây nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm thế nào để điều trị chứng bệnh này? Dược liệu Ngọc Châu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bị sưng nướu răng hàm điều trị thế nào

1. Nguyên nhân gây sưng nướu răng hàm trên hàm dưới

Tình trạng bị sưng lợi răng hàm dưới, hàm trên có thể là do những nguyên nhân sau:

1.1. Do viêm nướu

Nguyên nhân phổ biến gây sưng nướu răng hàm trên, hàm dưới là do bị viêm nướu. Bệnh lý này thường do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc không đúng cách dẫn đến các vết thương hở. Khi đó, vi khuẩn có thể tấn công các vết thương hở, hoặc vi khuẩn và vụn thức ăn tích tụ trên bề mặt răng hình thành mảng bám, từ đó dẫn đến sưng viêm.

1.2. Do viêm nha chu

Một trong những triệu chứng của viêm nha chu là sưng chân răng hàm dưới và hàm trên. Khi đó, người bệnh không chỉ bị sưng lợi, mà còn dễ bị chảy máu chân răng, hơi thở có mùi, thậm chí có thể hình thành ổ mủ ở chân răng.

1.3. Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn khiến tình trạng răng bị đau nhức khó chịu
Mọc răng khôn khiến tình trạng răng bị đau nhức khó chịu

Nếu bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, hàm trên thì đây là dấu hiệu cảnh báo răng khôn đang mọc. Kèm theo lợi sưng, người bệnh còn cảm thấy đau nhức, sưng má, khó nuốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, bị lợi trùm răng khôn thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.

1.4. Do thiếu chất

Khi cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin B, vitamin E thì có thể khiến nướu bị sưng. Bởi vì đây là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh.

Nếu thiếu vitamin C, có thể dẫn đến bệnh scorbut. Lúc này ngoài sưng nướu, người bệnh còn dễ bị bầm tím, xuất hiện các đốm xanh hoặc đỏ trên da, đau khớp hoặc đau chân….

1.5. Do mang thai

Sưng chân răng hàm trên hàm dưới cũng có thể là do cơ thể thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai. Sự thay đổi hormone có thể làm tăng lượng máu tới lợi, khiến nướu dễ bị kích thích và dẫn đến sưng.

1.6. Do nhiễm trùng

Một số bệnh lý do nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến sưng chân răng hàm trên, hàm dưới như:

  • Bệnh Herpes miệng.
  • Bệnh nấm miệng hay còn gọi nấm lưỡi, tưa lưỡi.
  • Sâu răng không điều trị dẫn đến áp xe răng.

2. Triệu chứng bị sưng nướu răng hàm dưới hàm trên

Những dấu hiệu cho thấy bị sưng lợi răng hàm bao gồm:

  • Nướu có màu đỏ hồng, đỏ đậm, khi ấn và thấy mềm sưng phồng.
  • Chảy máu nướu khi đánh răng, dùng tăm xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Thân răng có cảm giác dài hơn do bị tụt lợi.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu.

3. Sưng nướu răng hàm dưới hàm trên có nguy hiểm không?

Lợi bị sưng là vấn đề răng nướu thường gặp, không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tình trạng này kéo dài và không điều trị thì có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như áp xe răng, viêm tủy… khi đó có thể dẫn tới mất răng, nặng hơn là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến sức khỏe.

4. Cách điều trị sưng nướu răng hàm trên hàm dưới

4.1. Súc miệng bằng nước muối

Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả
Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả

Nước muối loãng có tính năng làm sạch và sát khuẩn khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và sưng tấy hiệu quả. Do đó, bạn nên súc miệng nước muối đều đặn ngày 2 – 3 lần để giảm sưng lợi.

4.2. Dùng lô hội

Lô hội (nha đam) có tính sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Do đó, bạn có thể giảm sưng nướu răng bằng cách dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào vị trí nướu bị sưng, hoặc ép lấy nước nha đam uống hàng ngày.

4.3. Dùng bã trà

Chất tanin có trong trà xanh có tác dụng giảm sưng đau, kháng khuẩn, ngừa viêm rất hiệu quả. Vì thế, bạn có thể dùng bã trà sau khi hãm để đắp lên vùng nướu bị sưng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.

4.4. Dùng mật ong

Mật ong là dược liệu quý từ tự nhiên với các hoạt chất có tính sát khuẩn, ngừa viêm, chất chống oxy hóa, giảm sưng đau và hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Do đó, dùng mật ong thoa trực tiếp lên vị trí nướu bị sưng cũng giúp giảm sưng, đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mật ong có chứa đường nên sau khi thoa mật ong khoảng 5 – 10 phút, thì cần súc miệng lại bằng nước sạch.

4.5. Lấy cao răng

Thủ thuật lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ trên răng. Từ đó làm giảm nguy cơ bị sưng lợi do viêm lợi gây ra. Ngay cả khi không bị sưng nướu, bạn cũng nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

4.6. Điều trị sâu răng

Trong trường hợp sâu răng nặng dẫn đến sưng nướu, bạn cần phải đến nha khoa để loại bỏ hoàn toàn tủy bị viêm nhiễm. Sau đó tiến hành hàn trám răng để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công dẫn đến sưng viêm nướu.

4.7. Điều trị bệnh Herpes và nấm miệng

Đối với những bệnh nhiễm trùng gây sưng lợi, bạn cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các bệnh lý này khó để chữa khỏi hoàn toàn nếu chỉ áp dụng những cách chăm sóc răng miệng hoặc các mẹo dân gian tại nhà.

4.8. Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn

Khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh không cải thiện. Bác sĩ có thể chỉ định cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn để trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe. Nếu người bệnh đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe thì có thể nhổ răng. Ngược lại, bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.

5. Cách chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu hàm trên hàm dưới

5.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu - Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốc
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu – Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốc

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu gồm các thành phần dược liệu đã được y học cổ truyền sử dụng để chăm sóc răng miệng hàng ngàn năm qua. Trong đó có cúc La Mã, lô hội, trà xanh có chứa các thành phần giúp giảm sưng đau khi bị sưng lợi, viêm lợi. Do đó, đây là sản phẩm được các chuyên gia nha khoa khuyên nên sử dụng khi gặp các vấn đề như viêm lợi, tụt lợi, đau nhức răng lợi….

Ngoài ra, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu còn có tác dụng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngừa viêm, góp phần ngăn ngừa hình thành mảng bám, giúp thúc đẩy các niêm mạc bị tổn thương lành lại. Vì vậy, sản phẩm này đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện và giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng nướu như nhiệt miệng, viêm loét miệng, chảy máu chân răng….

5.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách sẽ giúp hạn chế các vấn đề như hình thành mảng bám, làm tổn thương nướu. Do đó, khi vệ sinh răng miệng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không dùng lực chải răng quá mạnh.
  • Không dùng bàn chải lông cứng, bị xù hoặc mòn quá mức.
  • Nên thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa.

5.3. Hạn chế các thực phẩm kích thích nướu

Để tránh tình trạng sưng viêm lợi nặng hơn, bạn cần hạn chế các thực phẩm kích thích lợi như đồ chiên rán, đồ cay nóng, nước có gas…. Thay vào đó, hãy tăng cường các loại hoa quả và rau xanh để bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ nguyên nhân gây sưng nướu răng hàm trên hàm dưới, cũng như cách điều trị và ngăn ngừa bệnh. Hãy chăm sóc răng nướu đúng cách theo hướng dẫn của Dược liệu Ngọc Châu để ngăn ngừa vấn đề răng miệng này nhé.