Giải thích vì sao có những nơi đông dân và nơi thưa dân

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế – xã hội:

Ảnh hưởng nhân tố tự nhiên

+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực).

+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, Trường Giang, Hoàng Hà…

+ Địa hình, đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ở các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.

+ Nơi có khoáng sản tài nguyên giàu có cũng thu hút dân cư tập trung sinh sống.

Ảnh hương nhân tố kinh tế – xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất.

VD. Cùng với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bô dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay Đồng bằng sông Hồng ờ Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca-na-da, Ốt-xtrây-li-a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Các dòng chuyển cư: Các đòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân hố dân cư thế giới, số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh, Ốt -xtrây – li- a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.

3. Sự phân bố dân cư Việt Nam không đều vì sao

Dân số nước ta phân bố không đều. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, đô thị lớn, ven biển. Thưa thớt ở vùng núi, cao nguyên. Do điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, địa hình khác nhau nên dân cư tập trung đông ở những nơi điều kiện sống tốt, còn lại thì dân thưa thớt nới vùng núi, cao nguyên vì đó là những nơi có điều kiện sống khó khăn.

– Giải thích:

+ Điều kiện tự nhiên: thuận lợi thì dân cư đông, khó khăn thì dân cư thưa thớt.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: nơi nào có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời, thì dân cư đông và ngược lại.

+ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng: những vùng có trình độ phát triển kinh tế cao, giàu tài nguyên, thì dân cư tập trung đông và ngược lại.

– Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ phân bố tập chung ở vùng đồng bằng và ven biển.

– Dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, các vùng duyên hải Trung bộ vì những nơi này có nhiều thuần lợi về điều kiện sống giúp cuộc sống người dân ổn định lâu dài

+ Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực

+ Đất đai phù sa, màu mỡ

+ Giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng

+ Địa hình bằng phẳng

– Dân cư tập trung thưa thớt ở các vùng miền núi, núi cao vì ở đây rất nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt làm cho cuộc sống người dân không được đảm bảo

+ Điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn so với vùng đồng bằng.

+ Đất đai không được tốt như đòng bằng Cụ thể như đất rắn hơn nên không trồng được nhiều loại cây lương thực

+ Giao thông đi lại khó khăn, đồi dốc, quanh co Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

* Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

– Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

– Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,…….Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

– Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB