Các loại thang đo trong thống kê là gì? Đặc điểm và phân loại

Dựa trên mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có các loại phương pháp nghiên cứu phù hợp với công tác nghiên cứu, và bản chất của dữ liệu thống kê, qua khảo sát các cấp độ đo lường khác nhau vì mỗi cấp độ sẽ chỉ cho phép một số phương pháp nhất định. Nên chúng ta cần có sự lựa chọn phù hợp nhất có thể. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các loại thang đo trong thống kê là gì? Đặc điểm và phân loại các loại thang đo thống kê từ đó có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Các loại thang đo trong thống kê là gì?

Các loại thang đo trong tiếng Anh dịch theo tiếng anh là Scales of Measurement hoặc Measurement scales hoặc Levels of Measurement. Các loại thang đo được hiểu là công cụ thống kê dùng để phân chia đối tượng được khảo sát thành các lớp phân loại khác nhau. Hay chúng ta cũng có thể hiểu đó là tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thể hiện qua sự đánh giá, nhận xét.

2. Đặc điểm của thang đo thống kê:

Thang đo như chúng ta đã biết nó là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Để thuận lợi cho việc xử lý dữ liệu trên máy vi tính người ta thường mã hoá thang đo bằng các con số hoặc bằng các ký tự. Việc thiết kế thang đo giúp ta có thể đo lường được các đặc tính của sự vật cụ thể như các đặc tính về chiều cao, cân nặng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với 1 sp,…, phục vụ cho việc phân tích định lượng các vấn đề nghiên cứu, mặt khác tạo thuận lợi cho việc thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho việc điều tra và cho việc xử lý dữ liệu sau đó. Thang đo có các đặc điểm về:

Thứ nhất về độ tin cậy của một thang đo cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là đảm bảo độ tin cậy vì nó đã loại trừ được những sai số ngẫu nhiên, đảm bảo chất lượng của dữ liệu thu thập. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo thường dùng 3 cách sau:

Thứ hai về giá trị của thang đo đó là khả năng đo lường đúng những gì mà nhà nghiên cứu cần đo. Muốn đảm bảo gía trị của thang đo, cần xác định đúng các đặc tính cần đo và lựa chọn các cấp độ đo lường thích hợp. Giữa độ tin cậy và giá trị của thang đo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cụ thể ví dụ như một thang đo muốn có giá trị thì phải đảm bảo độ tin cậy tức là loại trừ được sai số ngẫu nhiên. Một thang đo đảm bảo được độ tin cậy thì chưa hẳn đã có giá trị nếu còn tồn tại sai số hệ thống.

Thứ ba đó là về tính đa dạng của thang đo có thể thấy một thang đo phải đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng : giải thích cho kết quả nghiên cứu, từ kết quả thu thập đưa ra những kết luận suy đoán khác

Thứ tư đó là tính dễ trả lời cụ thể là khi thu thập dữ liệu bằng phương thức phỏng vấn, không được để xảy ra tình trạng người được hỏi từ chối trả lời vì khó trả lời, hay tình trạng đưa ra những nhận định sai lệch bản chất do cách đặt câu hỏi không phù hợp.

3. Phân loại thang đo thống kê:

3.1. Thang đo định danh (Nominal scale):

Như chúng ta đã biết thì đặc điểm nổi bật trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Về thực chất thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng.

Xem thêm: Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê?

Ví dụ: Vui lòng cho biết giới tính của anh/chị ngay dưới đây?

  1. Nam
  2. Nữ

Như vậy, từ ví dụ có thể thấy thang đo danh nghĩa giúp quy ước các cá nhân trả lời câu hỏi này thành các biểu hiện của biến “giới tính”. Chúng ta có thể quy ước đặt Nam = 1, Nữ = 2. Những con số này mang tính định danh vì chúng ta không thể cộng hoặc tính ra giá trị trung bình của “giới tính”. Những phép toán thống kê có thể sử dụng được cho thang đo danh nghĩa có thể là đếm, tính tần suất của một biểu hiện, xác định giá trị mode, thực hiện một số phép kiểm định.

3.2. Thang đo định hạng hoặc thứ bậc (Ordinal scale):

Thang đo định hạng có mức độ đo lường cao hơn so thang đo định danh. Theo đó có thể thấy đối với loại thang đo định hạng, tất cả các quan sát được gán cho một trong các phân loại. Sau đó, các phân loại này được sắp xếp thứ tự theo một đặc tính cụ thể.

Ví dụ, việc xếp hạng tăng trưởng của 1.000 cổ phiếu có vốn hóa nhỏ có thể được thực hiện bằng cách gán số 1 cho 100 cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất, số 2 cho 100 cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất tiếp theo,…, gán số 10 cho 100 cổ phiếu tăng trưởng kém nhất.

Như vậy ta có thể thấy loại thang đo này, có thể kết luận rằng một cổ phiếu xếp hạng 3 tốt hơn một cổ phiếu xếp hạng 4, nhưng thang đo không cho thấy sự khác biệt về tăng trưởng hay liệu sự khác biệt giữa 3 và 4 có giống với sự khác biệt giữa một 4 và 5.

3.3. Thang đo định khoảng (Interval scale):

Thang đo định khoảng cung cấp mối quan hệ thứ bậc như thang đo định hạng, và bên cạnh đó cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các giá trị giữa các xếp hạng của thang đo có giá trị bằng nhau. Đo nhiệt độ là một ví dụ điển hình: 11° C nóng hơn 10° C và chênh lệch nhiệt độ giữa 10° C và 11° C giống như chênh lệch giữa 40° C và 41° C.

Tuy nhiên đối với loại thang đo này còn tồn tại một số nhược điểm của thang đo định khoảng đó là điểm 0 chỉ là điểm giả định, không mang giá trị tuyệt đối. Ví dụ cụ thể như 0° C không phải là không có nhiệt độ mà là tại nhiệt độ đó nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. Như vậy nên, nếu dùng phép đo tỉ lệ trong thước đo định hạng sẽ không có ý nghĩa. Ví dụ, 60 C mặc dù lớn gấp năm lần so với 10° C, nhưng không thể hiện nhiệt độ gấp sáu lần.

3.4. Thang đo tỉ lệ (Ratio scale):

Thang đo tỉ lệ là thang đo đã rất quenn thuộc với chúng ta nó đại diện cho mức độ cao nhất trong các thang đo, có tất cả các đặc điểm của thang đo định danh, định hạng và định khoảng. Thang đo tỉ lệ cung cấp thứ hạng và sự khác biệt bằng nhau giữa thứ hạng và chúng cũng có điểm gốc 0 thực sự. Ví dụ như trường hợp cụ thể ta có 0 đô la có nghĩa là chúng ta không có sức mua, nhưng nếu chúng ta có 4 đô la, thì chúng ta có sức mua gấp đôi so với một người có 2 đô la.

Xem thêm: Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính

4. Một số lưu ý khi lựa chọn thang đo:

– Việc lựa chọn thang đo tác động trực tiếp đến loại dữ liệu ta thu thập được vậy nên khi tiến hành lựa chọn loại thang đo chúng ta nên cẩn trọng hơn. Thang đo định danh và thang đo thứ bậc cung cấp cho chúng ta dữ liệu định tính, có thể gọi là thang đo định tính. Thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ cung cấp cho chúng ta dữ liệu định lượng nên có thể gọi thang đo này là thang đo định lượng. Cụ thể chúng ta có thể thấy trong thực tế, chúng ta có thể áp dụng thang đo định tính đối với đặc điểm số lượng ví dụ cụ thể như mức thu nhập, mức chi tiêu… và ngược lại có thể áp dụng thang đo định lượng đối với đặc điểm thuộc tính (ví dụ như mức độ đồng ý, mức độ quan trọng…

– Căn cứ như những nội dung đã phân tích như trên thì đối với mỗi loại thang đo, chúng ta sử dụng các phép toán thống kê khác nhau. Những thang đo có mức độ đo lường cao thì chúng ta có thể áp dụng đa dạng các phép toán thống kê. Trong phân tích, với thang đo định tính cụ thể sẽ gồm thang đo định danh và thang đo thứ bậc, chúng ta chỉ có thể tính tỷ lệ (%) hay tần suất nhất định và số trội. Với thang định lượng cụ thể sẽ gồm thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ, chúng ta có thể thực hiện nhiều phép toán hơn như trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, phân tích hồi quy… Nhưng ngược lại chúng ta nên hạn chế dùng tỷ lệ (%) đối với thang đo định lượng vì thang đo này có thể có nhiều lượng biến làm phân tích bị rồi và khó tìm ra bản chất của vấn đề.

– Hiện nay có thể thấy qua nghiên cứu, ngay cả khi dữ liệu đã thu thập xong, chúng ta có thể chuyển đổi dữ liệu định lượng về dạng dữ liệu thứ bậc định tính trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ cụ thể như từ dữ liệu thu nhập với đơn vị triệu đồng và thang đo tỉ lệ ta có thể biến đổi thành dữ liệu về mức thu nhập thang đo thứ bậc vơi quy mô vốn của doanh nghiệp đơn vị đo là bằng tỷ đồng có thể được biến đổi về dạng thứ bậc cụ thể là dưới 5 tỷ đồng, từ 5-10 tỷ đồng, trên 10 tỷ đồng… Bên cạnh đó thì chúng ta không thể thực hiện việc chuyển đổi ngược lại. Nghĩa là sau khi thu thập, dữ liệu ở bậc đo lường cao hơn có thể chuyển xuống bậc đo lường thấp hơn, nhưng dữ liệu ở bậc đo lường thấp hơn không thể chuyển lên bậc đo lường cao hơn.

– Cuối cùng là đối với thang đo khoảng, Như chúng ta đã thấy thì thang đo khoảng đã lượng hóa vấn đề nghiên cứu bằng thang điểm từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hay từ 1 đến 10 nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc cho điểm hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của người trả lời. Để có thể hạn chế khuyết điểm này, khi thiết kế bảng hỏi, chúng ta cần đặt câu hỏi rõ ràng và cụ thể để người trả lời hiểu đúng nhất bản chất vấn đề nghiên cứu.