Tính năng mới

Bỏng ở trẻ nhỏ (hay trẻ bị phỏng), đặc biệt là trẻ bị bỏng nước sôi, trẻ bị bỏng bô xe máy…rất phổ biến. Đây là những dạng bỏng nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với những bé bị bỏng nghiêm trọng hơn thì cần được điều trị đặc biệt từ các bác sĩ. Vậy, trẻ bị bỏng có mấy cấp độ, cách sơ cứu, trị phỏng cho bé và phòng tránh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Các cấp độ bỏng ở trẻ

Trẻ bị bỏng có thể chia làm 3 cấp độ là bỏng cấp độ 1, 2, 3 và tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ. Tất cả các dạng bỏng đều cần được sơ cứu đúng cách nhằm tránh vết thương lan rộng và sâu vào tận bên trong các mô và biểu bì dưới da:

1. Bỏng cấp độ 1

Đây là mức độ trẻ bị bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ giới hạn một phần nhỏ ở lớp da trên cùng.

  • Dấu hiệu: Da tấy đỏ, có cảm giác đau và sưng nhẹ. Da vẫn khô và chưa bị phồng rộp
  • Thời gian lành thương: Trẻ bị bỏng nhẹ có thể lành lại sau 3 – 6 ngày. Lớp da mới sẽ tái sinh trên nền phần da bị lột ra trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Bỏng cấp độ 2

Đây là tình trạng bé bị bỏng nghiêm trọng hơn và lan sâu vào phần bên dưới lớp da trên cùng.

  • Dấu hiệu: Vết bỏng khiến da bị phồng rộp, tấy đỏ, rát và vô cùng đau nhức. Vết phồng rộp có chứa dịch bên trong đôi khi bị vỡ ra, để lộ phần da màu hồng nhạt hoặc màu đỏ cherry.
  • Thời gian hồi phục: Thời gian lành thương ở mỗi bé khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, thông thường là 3 tuần hoặc hơn.

3. Bỏng cấp độ 3

Trẻ bị phỏng cấp độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất, làm tổn thương vào sâu bên trong da xuống dưới các lớp tế bào biểu bì dưới da.

  • Dấu hiệu: Bề mặt da khô, trông như sáp màu trắng, nâu hoặc đậm hơn. Ban đầu có thể cảm thấy không đau hoặc tê ở khu vực bỏng nghiêm trọng.
  • Thời gian hồi phục: Phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở da. Trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần được điều trị đặc biệt với nhiều dụng cụ y tế và kỹ thuật chuyên sâu như ghép da để có thể khôi phục làn da khỏe mạnh.

Mách mẹ cách trị bỏng cho bé

Bạn đang thắc mắc trẻ sơ sinh bị bỏng phải làm sao hay bé bị phỏng phải làm sao? Để có câu trả lời cho vấn đề trẻ em bị bỏng phải làm sao, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.

Khi phát hiện bé bị bỏng, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức trong các trường hợp sau:

  • Bạn nghi ngờ và nhận thấy bé bị bỏng nặng ở cấp độ 2 hoặc 3.
  • Diện tích vết bỏng ở trẻ khá rộng (khoảng 5 – 6cm), thậm chí nếu vết bỏng trông rất nhẹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu vết bỏng lan rộng ra hơn 10% cơ thể, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Không tự ý dùng túi chườm lạnh hay chườm đá vào vết thương nhằm tránh tình trạng thân nhiệt trẻ hạ thấp đột ngột. Thay vào đó, dùng khăn hoặc vải sạch mềm phủ vết thương và đưa trẻ đến bệnh viện.
  • Nguyên nhân bỏng là do lửa, điện hoặc hóa chất.
  • Bỏng ở mặt, háng, vùng sinh dục, bỏng ở các khớp nối, bàn tay…
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng sưng tấy nghiêm trọng ở vùng xung quanh vết bỏng.

1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng cấp độ 1

Trẻ bị bỏng nhẹ phải làm sao? Bạn có thể thực hiện các bước sau: