Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa, tai ngoài thế nào?

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa, tai ngoài thế nào để đảm bảo an toàn cho tai? Nếu vệ sinh tai không đúng cách, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và gây biến chứng không mong muốn. Bạn hãy tham khảo những chia sẻ được tổng hợp trong bài viết này nhé!

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, bạn cần biết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa để làm giảm dịch tiết và vảy bong ứ đọng bên trong tai. Việc kết hợp giữa chăm sóc tai cùng các biện pháp điều trị bệnh chuyên sâu sẽ giúp triệu chứng được cải thiện và tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa được ức chế.

1. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Vệ sinh tai giữa đúng cách sẽ giúp tai phục hồi nhanh

Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương ống tai giữa, các vi khuẩn và virus có hại gây nhiễm trùng tai. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do cấu trúc vòi tai chưa phát triển toàn diện. Viêm tai giữa là loại bệnh lý thường gặp và có thể được điều trị dứt điểm chỉ với một thời gian ngắn nếu thực hiện đúng cách. Nếu không được phát hiện bệnh sớm hoặc không chữa đúng kỹ thuật thì các tổn thương ở ống tai giữa có khả năng lây lan nhanh chóng và ngày một nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế, bạn hãy học cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữacách vệ sinh tai cho bé khi bị viêm tai giữa đúng bên cạnh các biện pháp chuyên sâu để hỗ trợ quá trình điều trị theo quy trình sau:

1.1. Vệ sinh phần ngoài tai

  • Đầu tiên, bạn hãy dùng khăn mềm ẩm lau bên ngoài vành tai và xung quanh tai nhẹ nhàng nhằm loại bỏ bụi bẩn và dịch mủ chảy ra từ tai giữa.
  • Tránh dùng lực mạnh khi lau vì có thể khiến da trầy xước và đau rát.
  • Bạn xoắn nhẹ góc khăn để lau ở ống tai ngoài nhằm loại bỏ vảy da chết ứ đọng và dịch tiết. Lưu ý: Bạn không nên chọc ngoáy sâu vào bên trong tai để tránh tai bị chảy máu và đau rát nghiêm trọng.

1.2. Dùng nước muối sinh lý rửa tai

Dùng nước muối sinh lý rửa tai

Nước muối sinh lý còn được biết với tên natri clorid 0.9% có công dụng giúp niêm mạc và dịch tiết bên trong ống tai mềm ra. Khi bị nhiễm trùng tai, bạn không được dùng các dụng cụ nhọn hay cứng để lấy ráy tai mà hãy sử dụng dung dịch rửa tai chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Cách thực hiện như sau:

  • Nghiêng nhẹ đầu, nhỏ từ 3 đến 4 giọt dung dịch vào ống tai, nhẹ nhàng day vành tai để dung dịch thấm vào bên trong.
  • Sau khi đợi khoảng vài giây, bạn hãy nghiêng đầu để dung dịch chảy ra ngoài tai, dùng tăm bông mềm để thấm hút các vảy bong và dịch chảy ra.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai kháng sinh, chống viêm nếu chưa được bác sĩ cho phép. Khi viêm tai giữa đã vỡ mủ thì bạn không được tự vệ sinh tai ở nhà mà hãy đến bệnh viện để bác sĩ dùng thuốc và chăm sóc đúng kỹ thuật nhằm phục hồi màng nhĩ trở lại.
  • Mỗi tuần nên vệ sinh tai khoảng 2 lần. Trong trường hợp thấy tai chảy máu hoặc chảy mủ, bạn cần thông báo với bác sĩ để được kịp thời thăm khám.

2. Phối hợp vệ sinh mũi họng khi bị bệnh viêm tai giữa

Dùng nước muối loãng để súc miệng mỗi ngày

Tai mũi họng là những cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu như mũi họng được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng thì ống tai sẽ được thúc đẩy đưa dịch và mủ ứ đọng bên trong ra ngoài tai. Do đó, bên cạnh cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa thì bạn cần phối hợp cùng những chăm sóc và vệ sinh mũi, họng.

Các bước thực hiện vệ sinh mũi họng cho bệnh nhân bị viêm tai giữa:

  • Dùng nước muối loãng để súc miệng mỗi ngày 2 lần để tình trạng nhiễm trùng không bị lây lan sang cổ họng.
  • Uống nhiều nước để làm lỏng dịch ứ và tăng cường dẫn lưu.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi để tránh tình trạng phù nề, giúp đường thở được thông thoáng và bảo vệ lớp niêm mạc mũi.
  • Xì mũi đúng cách: Bạn hãy bịt một bên lỗ mũi, xì mũi mạnh để dịch tiết được loại bỏ hoàn toàn, thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
  • Việc hít mũi có khả năng khiến cho dịch mũi đi sâu xuống cổ họng gây nên các bệnh viêm amidan, viêm VA và làm tắc nghẽn ống tai.

3. Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài

Dùng cồn pha loãng để rửa tai khi bị viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng phần ống tai ngoài bị nhiễm trùng, chạy từ vành tai đến màng nhĩ. Bệnh có thể xuất hiện sau vài ngày bạn đi bơi ở nơi có nước kém vệ sinh. Một số triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài bao gồm:

  • Tai ngoài bị đau âm ỉ, triệu chứng đau xuất hiện nhiều hơn nếu bạn ấn vào tai hoặc kéo dái tai. Cơn đau có thể lan rộng ra mặt, cổ và hai bên đầu.
  • Có cảm giác bị ngứa bên trong tai.
  • Ù tai.
  • Sốt nhẹ.
  • Bên trong tai có những nốt mụn với kích thước nhỏ và bị đau khi chạm vào.
  • Tai bị chảy mủ hoặc chảy dịch.
  • Thính lực suy giảm hoặc bị mất thính lực tạm thời.
  • Đỏ tai.

Nếu như phát hiện bệnh sớm với những biểu hiện nhẹ thì bạn có thể áp dụng cách chữa và cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài tại nhà để điều trị bệnh. Bạn hãy pha loãng oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1, thấm bông vào dung dịch rồi làm sạch ống tai hoặc nhỏ vào tai từ 2 đến 3 giọt, để yên trong 30 giây rồi nghiêng tai để nước chảy ra ngoài.

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm và kéo dài nhiều ngày, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám. Trong một số trường hợp, bệnh viêm tai ngoài cần được chữa trị bằng những loại thuốc kháng sinh, nhất là khi bệnh đã kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một vài loại thuốc nhỏ tai kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm trùng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc vì có thể khiến nhiễm trùng ống tai ngoài tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa cần tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ và cần biết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng kỹ thuật. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách tự chăm sóc và vệ sinh tai tại nhà để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa sẽ sớm hồi phục.