Sẹo lộ sau khi tạo mắt hai mí

Mặc dù rất hiếm khi để lại sẹo xấu, nhưng tạo mắt hai mí bằng phương pháp cắt mí là kỹ thuật có can thiệp rạch mổ, do đó sẹo vẫn là một trong những biến chứng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bác sĩ tay nghề giỏi, thực hiện đúng kỹ thuật và bệnh nhân áp dụng đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu thì thường sẽ không để lại sẹo, hoặc vết sẹo lẩn vào nếp gấp mí tự nhiên không nhìn rõ. Vậy nếu không may bị sẹo xấu, sẹo lộ thì phải làm sao? Liệu có xử lý triệt để được không?

Các loại sẹo lộ

4 loại sẹo có thể để lại sau cắt mí bao gồm:

  • Sẹo lồi: là vết sẹo mọc gồ lên, phát triển lớn hơn, vượt ra khỏi ranh giới vết khâu da ban đầu
  • Sẹo phì đại: là vết sẹo phì lên nhưng không vượt ra khỏi ranh giới vết khâu da ban đầu
  • Sẹo lõm: là vết sẹo bị lõm sâu vào dưới da, lộ rõ ngay cả khi nhắm mắt.
  • Sẹo giãn rộng: là vết sẹo bị giãn rộng ra nhiều hơn so với vết khâu ban đầu

Nguyên nhân gây sẹo

Sẹo lồi và sẹo phì đại

Trong đa số các trường hợp da mí mắt thường không hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại, tuy nhiên, khi có dấu hiệu hình thành những loại sẹo này thì nguyên nhân chủ yếu thường là do cơ địa của khách hàng nhưng cũng có không ít trường hợp nguyên nhân là do lỗi của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.

Do khách hàng:

  • Cơ địa dễ hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại
  • Do cơ địa dị ứng, hoặc không phù hợp với loại chỉ khâu.
  • Do chăm sóc trong quá trình hậu phẫu không tốt để nhiễm trùng gây hình thành sẹo

Do bác sĩ:

  • Sử dụng loại chỉ khâu không phù hợp
  • Kỹ thuật khâu không chính xác, phân bố lực không đều cho vạt trên và vạt dưới của nếp mí, dẫn đến vết sẹo quá căng.
  • Để chỉ khâu trong da quá 5 ngày mà không cắt. Chỉ 7 ngày sau khi phẫu thuật thôi là các biểu mô sẽ hình thành xung quanh các mũi khâu. Do đó, chậm tháo chỉ cũng là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng liền sẹo tốt.

Sẹo lõm

Sẹo lõm hình thành chủ yếu là do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ.

  • Do loại bỏ quá nhiều cơ vòng mi, mô mềm hoặc tạo nếp gấp da quá sâu

Sẹo giãn rộng

Loại sẹo này cũng chủ yếu là do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ

  • Do vết khâu bị kéo căng
  • Do cắt chỉ khâu quá sớm

Có nên chỉnh sửa sẹo lộ hay không và các phương pháp chỉnh sửa?

Tùy vào tình trạng của từng người mà bệnh nhân có thể nên hoặc không nên can thiệp chỉnh sửa sẹo lộ. Với những trường hợp nhẹ vẫn có thể chấp nhận được, tốt nhất nên áp dụng các biện pháp can thiệp nhẹ như matxa hoặc bôi gel trị sẹo. Vì phẫu thuật lại bao giờ cũng khó khăn hơn và nếu bác sĩ không thực hiện chính xác sẽ gây nhiều biến chứng hơn như vẫn không xóa được sẹo, thậm chí mí mắt có thể bị co rút, lật mí do can thiệp cắt bỏ mô quá nhiều.

Đối với sẹo lồi và sẹo phì đại

sẹo phì đại

Thông thường thời gian để vết sẹo lành đẹp sau cắt mí có thể mất từ 1-2 năm, do đó nếu chỉ mới ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật thì bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp giảm sẹo như: matxa thường xuyên, bôi hoặc dán gel silicone trị sẹo, hoặc tiêm steroid để làm mềm mô sẹo. Ngoài ra sẹo lồi hoặc sẹo phì đại cũng có thể được xử lý bằng cách tiêm triamcinolone nhưng cần pha loãng với nồng độ thấp hơn 4 lần so với mức nồng độ thông thường để tránh tạo nên các hạt nhỏ màu trắng có thể nhìn thấy rõ qua da. Nếu không hòa loãng thì có thể dẫn đến teo da và giãn mao mạch.

Sau khoảng 8 tuần áp dụng các biện pháp trên, nếu vết sẹo vẫn không cải thiện thì bệnh nhân có thể can thiệp điều trị bằng laser.

Nếu sau khi điều trị bằng laser vẫn không cải thiện và bệnh nhân vẫn không hài lòng thì sau 3 – 6 tháng có thể phẫu thuật để chỉnh sửa sẹo.

Phẫu thuật chỉnh sửa sẹo lồi, sẹo phì đại: bác sĩ sẽ rạch lại và loại bỏ toàn bộ mô sẹo, bóc tách hoàn toàn phần mô bám dính bên dưới vì nếu mô vẫn còn bám dính sau phẫu thuật có thể gây hình thành nhiều nếp mí. Lực căng dọc theo vết mổ lần này phải đảm bảo dồn vào các mũi khâu tự tiêu nằm bên dưới da, chứ không phải các mũi khâu ở trên bề mặt da. Vết rạch da ở bên trên cần được khâu đóng lại bằng loại chỉ mảnh nhất dưới kính lúp phẫu thuật và không bị chịu lực căng da.

Vị trí vết mổ cần được bôi thuốc mỡ steroid trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật để hạn chế sự tăng trưởng của các nguyên bào sợi. Những người có tiền sử bị sẹo phì đại hoặc sẹo lồi cần được kê thuốc uống ức chế yếu tố tăng trưởng tế bào T-β và dùng trong 6 – 12 tuần.

Đối với sẹo lõm

sẹo lõm

sẹo lõm

Sẹo lõm không phải là biến chứng quá khó chỉnh sửa, tuy nhiên hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân không nên chọn phẫu thuật lại nếu vết sẹo ở mức chấp nhận được. Để khắc phục bệnh nhân có thể tiêm filler làm đầy vết sẹo. Nếu trong trường hợp cần phẫu thuật lại thì cần tìm bác sĩ chuyên về chỉnh sửa sẹo sau cắt mí.

Phẫu thuật chỉnh sửa sẹo lõm: bác sĩ sẽ rạch và bóc tách cắt bỏ vết sẹo, sau đó tái tạo lại lớp cơ vòng mi bị mất đi bằng cách bóc tách và nâng kéo vạt cơ vòng mi ở vạt trên và vạt dưới lại với nhau. Việc bóc tách như này sẽ làm giảm đáng kể lực căng tác động trực tiếp lên da. Sau đó khâu lại với hai lớp trên và lớp dưới để giảm tối đa lực căng da.

Đối với sẹo giãn rộng

sẹo lan rộng

Độ rộng của vết sẹo là một vấn đề khó khắc phục và còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến cho vết sẹo bị rộng ra sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể chỉnh sửa bằng cách phẫu thuật lại để cắt bỏ mô sẹo cũ, sau đó khâu đóng lại bằng 2 lớp và lưu ý giảm lực căng trên vết không bởi vì nếu không sẹp vẫn sẽ tiếp tục bị kéo rộng ra như ban đầu. Lớp sâu hơn bên dưới dùng chỉ tự tiêu Vicryl 6 – 0, còn lớp bề mặt bên trên khâu bằng chỉ không tiêu 6 – 0 hoặc 7 – 0 và cắt chỉ sau 7 đến 8 ngày.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm