Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Thay vào đó, triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo lắng có thể là dấu hiệu để nhận biết mức cholesterol trong máu đang thấp, các triệu chứng này bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy thất vọng, bi quan
  • Luôn lo lắng, bất an và bồn chồn trong người
  • Lú lẫn tâm thần, khó tập trung
  • Tâm trạng thay đổi, dễ bị kích động
  • Khó khăn khi đưa ra quyết định
  • Mất ngủ thời gian dài
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng

Nếu nghi ngờ bản thân có mức cholesterol giảm xuống thấp hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và đưa ra kết luận chính xác nhất đối với tình trạng của bạn.

Làm gì để tăng mức cholesterol lên?

Hiện nay chưa có thuốc nào có tác dụng làm tăng cholesterol toàn phần, cũng như LDL. Đối với cholesterol tốt HDL thì có thể gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng các thuốc statin. Tuy nhiên thuốc statin có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn, chỉ nên sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.

Mặc dù khó có thể làm tăng chỉ số cholesterol theo như mong muốn, nhưng chúng ta có thể duy trì được cholesterol ở mức ổn định bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài biện pháp có thể giúp ích:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa để cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega-3 như là: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó, hạt chia, bột yến mạch, rau xanh và các loại hoa quả,…
  • Giảm cân: duy trì cân nặng ở một mức độ hợp lý có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế bia rượu: mỗi ngày uống một lượng vừa phải rượu vang trắng đã được chứng minh là có thể làm tăng mức độ HDL, tuy nhiên điều này không được khuyến khích, bởi vì nếu uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
  • Không hút thuốc lá: ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện được mức cholesterol HDL trong máu, đồng thời chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim cũng được cải thiện.
  • Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục đều đặn khoảng 20-30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được tình trạng béo phì mà còn làm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể dùng thêm một số sản phẩm bổ sung có thành phần dầu cá, coenzym Q10, chất xơ hòa tan để tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ duy trì mức cholesterol ở giới hạn bình thường.

Tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao đều có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol, kết hợp với việc thiết lập một lối sống khoa học để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất.