Trẻ biếng ăn do bị ép ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục | Vinmec

Các chuyên gia về dinh dưỡng ở trẻ em cũng cho biết rằng chu kỳ ăn của trẻ tính theo tuần, hay 10 ngày chứ không phải tính theo số bữa. Có thể hiểu là trẻ bỏ ăn hay ăn ít trong 1 ngày, 1 bữa những bữa sau hay ngày tiếp theo trẻ sẽ ăn bù. Hoặc có bữa trẻ chỉ ăn cơm, chỉ ăn thịt hay chỉ ăn rau mà không ăn đều tất cả các loại thức ăn thì đó cũng là chuyện rất bình thường.

Về cơ bản khi một đứa trẻ sinh ra, tự bản thân chúng đã có cơ chế để tự nhận biết được chúng cần nạp cái gì và nạo bao nhiêu. Việc của các bậc cha mẹ là cung cấp cho trẻ các loại thức ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Bạn ép trẻ ăn chỉ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng hơn do không còn khả năng tự cân bằng bẩm sinh. Trẻ sẽ sợ ăn mà bỏ ăn hay ăn quá nhiều, dẫn đến những hậu quả nặng nề như chán ăn, béo phì do ăn uống vô độ hay nặng nề hơn là trầm cảm.

Do đó, ép ăn trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất, cảm xúc và sinh lý. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu tại sao bạn lại ép trẻ ăn nhiều và tìm kiếm nguyên nhân có thể gây ra hành vi đó. Nếu bạn cảm thấy con mình ăn ít hơn anh chị em của mình, không chịu ăn, mải mê chơi hơn là ăn và nhiều việc như vậy, đó là điều hết sức bình thường. Bạn nên giữ bình tĩnh, không hoảng sợ.

Nếu con bạn là một người kén ăn, điều đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân gốc rễ của nó. Điều này sẽ giúp bạn đối phó với tình huống một cách tốt hơn. Ngay cả khi con bạn đang mải mê làm việc gì đó và bỏ lỡ bữa ăn của mình, tốt nhất là bạn nên để con một mình và chờ đến khi bé cảm thấy đói. Ghi nhớ rằng mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Bạn đừng lo, số lượng trẻ bị biếng ăn bẩm sinh và không có nhu cầu ăn uống là rất ít. Lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng còn thiếu trẻ có thể bổ sung ở những bữa ăn sau hay ở các thực phẩm bổ sung khác.

Ngoài việc là một tấm gương tốt, việc để con bạn quyết định giờ ăn, sở thích và các yếu tố khác của mình có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống trong một chặng đường dài. Điều quan trọng là phải cho con bạn ăn thức ăn lành mạnh.

Bên cạnh đó, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.