Bệnh ho gà: Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết

Ho gà – bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ho gà để phát hiện và điều trị cho trẻ kịp thời, hạn chế những biến chứng nặng như viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí tử vong.

Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và thường gặp nhất là ở trẻ em. Trước khi có vắc xin phòng bệnh, ho gà phát triển mạnh và bùng phát thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3-4 năm ở nhiều nước.

Sau hơn 40 năm sử dụng vắc xin kết hợp với cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ người mắc bệnh ho gà trên thế giới đã giảm xuống 100 đến 150 lần năm 1970. Nhưng ở thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ người mắc bệnh ho gà lại tiếp tục tăng trở lại. Từ năm 1992 đến 1994 đã có hơn 15.286 trường hợp mắc bệnh, tỷ lệ tử vong là 0.2%. Trong số những người mắc bệnh, khoảng 50% bệnh nhân chưa được tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin phòng bệnh ho gà.

Ở Việt Nam, khi chưa thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền núi, nơi có trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp. Các trường hợp mắc bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhất là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Từ năm 1986, chương trình TCMR được triển khai rộng trên cả nước, tất cả trẻ dưới 1 tuổi đều được tiến hành chích ngừa miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván. Sau nhiều năm thực hiện tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm rõ rệt. Thống kê số liệu tỷ lệ mắc bệnh trung bình của cả nước thời kỳ 1991-1995 chỉ còn 7.7/100.000 dân.

Bệnh ho gà có thể gây tử vong ở trẻ

Bệnh ho gà là gì?

Bệnh ho gà (tên Tiếng Anh là Whooping Cough) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Những vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn giải phóng độc tố tấn công hệ hô hấp và làm đường thở sưng lên.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, và có đến 300.000 người tử vong. Trong đó phần lớn các trường hợp tử vong đều là trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh ho gà và điều trị sớm, bệnh ho gà thường có đáp ứng tốt và được kiểm soát hoàn toàn chỉ sau 5 ngày. Ngược lại, nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh ho gà
  • Vì sao nên tiêm nhắc lại vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà

Bệnh ho gà lây truyền qua đường nào?

Ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp nên thường lây lan nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch. Người là ổ chứa bệnh duy nhất, và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ nhỏ. 80% những người tiếp xúc cùng hộ gia đình với người bệnh rất dễ bị lây. Bệnh ho gà lây nhiễm mạnh nhất là ở giai đoạn 2 tuần đầu kể từ thời điểm khởi phát dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh ho gà có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn hoặc khạc nhổ. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam cảnh báo, bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng địa lý đều có thể mắc bệnh ho gà.

Cha mẹ có thể là nguồn lây bệnh ho gà cho trẻ

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh ho gà là gì?

Các triệu chứng bệnh ho gà thường phát triển trong vòng 5-10 ngày kể từ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Biểu hiện bệnh ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng như đau họng, cảm lạnh, ho và sốt nhẹ. ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết, những cơn ho gà sẽ ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Theo Cục Y tế Dự phòng, triệu chứng nhận biết bệnh ho gà sẽ tiến triển khác nhau qua các giai đoạn như sau:

Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày), ở thời kỳ này chưa có triệu chứng gì.

Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Kéo dài khoảng 1-2 tuần, xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh viêm đường hô hấp như sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng, hắt hơi. Cuối giai đoạn này ho nặng thành cơn.

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-6 tuần, có những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với các biểu hiện cơn ho điển hình như:

  • Ho: Trẻ ho rũ rượi, ho thành từng cơn; mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần, khiến trẻ có thể ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi
  • Thở rít vào: Xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không nghe thấy tiếng rít trong cơn ho.
  • Khạc đờm: Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính. Trong đờm có vi khuẩn ho gà, đây cũng là một nguồn lây bệnh.

Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn này, tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày, sau đó giảm dần. Bệnh có thể kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị.

Giai đoạn phục hồi: Cơn ho ít dần, bệnh nhân hạ sốt. Tuy nhiên sau đó nhiều tháng ho có thể tái phát lại gây viêm phổi.

Triệu chứng ho gà ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ hơn, ít gặp cơn ho điển hình hoặc không có triệu chứng, thường khỏi bệnh sau 7 ngày.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng ho gà ở trẻ em lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ho gà khiến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong mỗi năm kèm theo nhiều trường hợp biến chứng ở hệ hô hấp, thần kinh và một số cơ quan khác của trẻ như: viêm phế quản, ngừng thở, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế năng, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và viêm não.

Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh ho gà còn có sức khỏe yếu, chậm phát triển, biếng ăn, bỏ bú và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch suy giảm. Số liệu thống kê từ Cục Y tế Dự phòng cho thấy, hơn 90% số ca nhiễm bệnh ho gà ở trẻ em là do trẻ chưa được tiêm chủng (chích ngừa), hoặc chưa tiêm chủng đủ 3 mũi cơ bản. Do đó, tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tiêm vắc xin là cách bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà

Tiêm vắc xin cho trẻ là cách bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh ho gà nguy hiểm

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ em và người lớn

Bệnh ho gà có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin. Vắc xin ho gà có trong nhiều loại vắc xin kết hợp như vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp); vắc xin Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ) cho trẻ như sau:

Loại vắc xin/ Nước sản xuất Vắc xin 6 trong 1

Hexaxim (Pháp)

Infanrix Hexa (Bỉ)

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) Vắc xin Tetraxim (Pháp) Vắc xin Adacel (Canada) Vắc xin Boostrix (Bỉ Phòng bệnh Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib Vắc xin tổng hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, Bại liệt Vắc xin tổng hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt Vắc xin tổng hợp phòng 3 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Vắc xin tổng hợp phòng 3 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Đối tượng Trẻ từ 2 -24 tháng tuổi Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn và người già Lịch tiêm Lịch tiêm 4 mũi:

  • Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi

Lịch tiêm 5 mũi:

  • Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi
  • Mũi 5: Trẻ từ 4-6 tuổi
  • Tiêm 1 mũi
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm
  • Tiêm 1 mũi
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cũng khuyến cáo, “Người lớn cũng nên thực hiện việc tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin phòng bệnh ho gà, tránh trường hợp trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ nhỏ và cộng đồng”.

Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván dành cho người lớn là Adacel (Pháp) và Boostrix (Bỉ). Đặc biệt, Boostrix có thể xem xét sử dụng cho phụ nữ mang thai giúp phòng bệnh cho mẹ và trẻ sau khi sinh chưa tới tuổi tiêm chủng (chích ngừa).

Loại vắc xin Adacel Boostrix Nước sản xuất Canada Bỉ Phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván Đối tượng Người lớn đến 64 tuổi Người lớn Lịch tiêm

  • Tiêm 1 mũi
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm

Người lớn tiêm vắc xin cũng là hành động tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ con trẻ khỏi nguồn lây

Người lớn tiêm vắc xin là hành động tự bảo vệ bản thân cũng chính là bảo vệ gia đình, con trẻ khỏi nguồn lây nhiễm

Đối với trẻ em, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC chính là điểm đến tiêm chủng cao cấp và lý tưởng cho tất cả các khách hàng ghé đến tiêm chủng (chích ngừa). Tất cả các loại vắc xin đều được VNVC cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNVC còn trang bị thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác như khu vui chơi cho bé, phòng thay bỉm, tã riêng biệt cho các mẹ bỉm sữa,… hứa hẹn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng ghé đến VNVC.

Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng ho gà và các vắc xin cần thiết khác cho trẻ, phụ huynh có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7300 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/