DMS là gì và phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

DMS là gì và phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

DMS là gì và phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/dms-la-gi-nhung-y-nghia-cua-dms.html

  • DMS là viết tắt của từ Distributor Management System (dịch là: Hệ thống quản lý phân phối). Đây được xem là giải pháp quản lý hệ thống phân phối nhằm giúp quản lý đồng bộ dữ liệu chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và các điểm bán lẻ.
  • Đúng như tên gọi, phần mềm DMS tập trung quản lý hoạt động bán hàng tại các kênh phân phối. Nhờ vào DMS, doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng. Từ đó có quyết định phương án kinh doanh phù hợp, quản lý kênh phân phối dễ dàng, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả.

Phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

Là một trong số những phần mềm quản lý doanh nghiệp có tính ứng dụng cao, phần mềm DMS phù hợp với mọi doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Đối với các doanh nghiệp lớn, có đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo và các kênh phân phối phức tạp, phần mềm DMS càng tỏ ra quan trọng và là công cụ quản lý không thể thiếu được.

  1. Làm thế nào để luôn nắm được nhanh nhất các biến động thị trường?
  2. Làm thế nào để kiểm soát phân phối tốt, duy trì tồn kho ở mức tối ưu, tiết kiệm thời gian và cải thiện tốc độ thị trường?
  3. Với đội ngũ nhân viên bán hàng làm thế nào để tự động hóa bán hàng, tăng cường hiệu quả bán hàng ?

Một doanh nghiệp phân phối nhỏ hoàn toàn có thể đưa ra các phương thức thủ công để trả lời cho 3 câu hỏi trên. Tất nhiên việc quản lý sẽ kém hiệu quả và mất thời gian. Nhưng đối với các doanh nghiệp lớn với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhân viên bán hàng, hàng chục nghìn điểm bán, quản lý theo cách thức cũ với giấy tờ, file excel, điện thoại hoặc các phần mềm không chuyên dụng sẽ là bất khả thi.

Phần mềm DMS có chức năng gì?

DMS là gì và phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

DMS là gì và phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/dms-la-gi-nhung-y-nghia-cua-dms.html

Phần mềm DMS được doanh nghiệp biết đến với nhiều tính năng nổi trội. Sự đa năng của DMS đã khiến các công ty áp dụng vào như một giải pháp quản lí phân phối hiệu quả.

Quản lý tình trạng đặt hàng của khách hàng

  • Quản lý tình trạng đặt hàng của khách hàng là tính năng đầu tiên của hệ thống DMS.
  • Tính năng quản lí tình trạng đặt hàng của DMS xuất phát từ khả năng định vị qua GPS với sóng 3G.
  • DMS có thể quản lí tình trạng đặt hàng của khách hàng cụ thể vào thời gian và địa điểm nào.
  • Phần mềm quản lý hệ thống phân phối DMS còn cập nhật được cả thông tin của đối thủ.

Quản lý công nợ tức thời, chính xác theo thời điểm phát sinh

DMS còn có thể cập nhật thông tin liên quan đến hàng hóa, công nợ tại mỗi thời điểm thông qua máy tính. Điều này sẽ giúp người kinh doanh quản lí tốt:

  • Tình trạng công nợ.
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc đặt hàng.
  • Kiểm kê.
  • Xem báo cáo.
  • Thanh toán.

Quản lý được sơ đồ tuyến kinh doanh của từng nhân viên kinh doanh

  • Hồ sơ kinh doanh là yếu tố quan trọng cần được quản lí, kiểm tra chặt chẽ. DMS có thể thay con người quản lí hồ sơ kinh doanh của nhân viên bao gồm vị trí, tuyến đường di chuyển và hoạt động thăm điểm bán. Từ đó, phần mềm đánh giá được thời gian thực lẫn năng suất làm việc của từng nhân viên kinh doanh, thống nhất dữ liệu giữa công ty với nhà phân phối.

Quản lý khuyến mãi, chiết khấu, quy trình bán hàng

Quá trình bán hàng của doanh nghiệp cần quản lí chiết khấu, khuyến mãi, quy trình bán hàng.

DMS là phần mềm cung cấp giải pháp giúp bạn:

  • Theo dõi hàng khuyến mãi ở thị trường.
  • Hỗ trợ nhân viên kinh doanh thực hiện quy trình bán hàng.
  • Theo dõi chi tiết tình hình kinh doanh của hãng phân phối, đại lý.

Từ đó, nhà kinh doanh thấy được độ phủ của thị trường và đánh mức độ hiệu quả bán hàng, phân phối sản xuất.

Phần mềm DMS đem lại lợi ích gì?

Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng DMS như một công cụ giải quyết vấn đề quản lí phân phối bán hàng. Phần mềm này càng chứng tỏ vai trò và lợi ích to lớn mà chúng mang lại cho các công ty, điểm bán hàng, cơ sở phân phối. Lợi ích của DMS đã được kiểm chứng qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

  • Tiết kiệm chi phí là lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp nhận được khi sử dụng ứng dụng DMS. Phần mềm có thể thay được con người làm việc tính toán, chi phí cho nhân công vì thế mà giảm bớt. Thông qua việc quản lí bằng phần mềm, doanh nghiệp tính toán thu chi rõ ràng từ những báo cáo chính xác nên tránh được việc thất thoát tiền bạc. Bạn có thể giải quyết bài toán ngân sách triệt để không sợ gây thiệt hại hay sai sót cho bất kì nhân viên nào của công ty.

Nâng cao hiệu quả bán hàng của nhân viên

  • Thông qua phần mềm DMS quan sát từ xa. Doanh nghiệp có thể tạo môi trường thoải mái cho nhân viên làm việc chăm chỉ mà không bị áp lực. DMS hỗ trợ “kiếm được thêm” nhờ các thông tin hữu ích về đơn hàng. Điểm bán từ đó mà các nhân viên bán hàng có thể dựa vào đó mà chăm sóc khách hàng và bán hàng hiệu quả.

Đo lường được hiệu quả bán hàng

  • Phần mềm DMS giúp đo lường hiệu quả bán hàng trên quy mô lớn. Hiệu quả bán hàng được đo dựa trên tình trạng hàng hóa sản phẩm, khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Dù không trực tiếp giám sát, bạn cũng có thể đánh giá đúng năng lực và hiệu quả bán hàng của nhân viên công ty.

Tóm lại, những lợi ích trên của DMS đều hướng đến mục đích tăng hiệu suất kinh doanh và gạt hái lợi nhuận cao cho công ty.

Xu hướng quản lí phân phối bán hàng hiện nay là gì?

Kinh doanh cần phải phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ cơ sở chính đến các điểm bán hàng, đại lí. Ngày nay, việc quản lí hệ thống phân phối hàng hóa của các công ty gặp nhiều khó khăn. Một số công ty chuyển hướng sang sử dụng phần mềm quản lí hệ thống phân phối thay cho con người.

Những khó khăn của việc quản lí hệ thống phân phối bán hàng

Ngày nay, các doanh nghiệp luôn gặp cạnh tranh từ nhiều phía như đối thủ, thị trường, khách hàng. Sự phân phối hàng hóa được xem là ca khó với các công ty hiện nay. Những thách thức đến từ hệ thống phân phối được cụ thể bằng những câu hỏi lớn buộc các lãnh đạo doanh nghiệp làm rõ:

  1. Làm thế nào để đảm bảo thời gian nhà phân phối giao hàng, tránh mất phủ tại điểm bán?
  2. Ai sẽ là người quản lí hiệu quả công tác bán hàng, báo cáo tình trạng hàng hóa?
  3. Làm thế nào để đánh giá độ phủ của sản phẩm của công ty so với đối thủ?
  4. Làm thế nào để đảm bảo chương trình của công ty được triển khai đầy đủ và chính xác đến mạng lưới điểm bán?
  5. Làm thế nào để thông tin từ thị trường được phản ánh kịp thời về công ty để điều chỉnh kịp thời?
  6. Làm thế nào để quản lí và theo dõi hoạt động của nhân viên kinh doanh?

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của DMS sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa DMS là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả