Đơn vị là gì? Đơn vị đo lường là gì?

Hiện nay nền công nghiệp hóa ngày càng phát triển, kéo theo đó là quá trình hội nhập diễn ra ngày càng cao, chính vì vậy mà luôn đòi hỏi sự chuẩn xác cao nhất. Do đó mà hệ thống đơn vị đo lường đã ra đời để áp dụng các nhu cầu đó.

Vậy Đơn vị là gì? Pháp luật Việt Nam đang công nhận những đơn vị đo lường nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những vấn đề này.

Đơn vị đo lường là gì?

Đơn vị đo lường là đại lượng vật lý được xác định làm đơn vị chuẩn và được dùng thống nhất trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật hiện hành để xác định trọng lượng, khối lượng, kích thước hay trạng thái… của một sự vật, hiện tượng.

Đơn vị đo lường bao gồm các đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất, đơn vị hợp pháp. Trong các đơn vị đo có một số đơn vị mà độ lớn được chọn độc lập với những đơn vị khác, đó là những đơn vị cơ bản như: mét, giây, kilogam…

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều hệ thống các đơn vị đo lường và trong đó hệ thống đơn vị đo lường chính xác và được sử dụng phổ biến nhất là hệ thống đo lường quốc tế hay còn được gọi là hệ thống đo lường SI.

Do đó hệ thống đơn vị đo lường của Việt Nam được xây dựng và quy định phù hợp với Hệ đơn vị đo lường chuẩn quốc tế (SI) và đã được Đại hội cân đo Quốc tế được tổ chức lần thứ XI tại Pari năm 1960 thông qua và tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hơn ở các đại hội sau đó.

Theo đó hệ đơn vị đo lường quốc tế được xác định gồm bảy đơn vị cơ bản và các đơn vị khác được suy ra từ bảy đơn vị cơ bản này. Cụ thể bảy đơn vị cơ bản trong hệ thống đo lường Quốc tế gồm:

+ Mét: Đơn vị đo độ dài

Kí hiệu là: m;

+ Kilôgam: Đơn vị đo khối lượng

Kí hiệu là: kg;

+ Giây: Đơn vị đo thời gian

Kí hiệu là: s;

+ Ampe: Đơn vị đo cường độ dòng điện

Kí hiệu là: A;

+ Kenvin: Đơn vị đo nhiệt độ

Kí hiệu là: K;

+ Candela: Đơn vị đo cường độ ánh sáng

Kí hiệu là: cd;

+ Mol: Đơn vị đo lượng chất

Kí hiệu là: mol

Độ lớn của những đơn vị này sẽ được xác định phù hợp với yêu cầu đo lường, dựa vào những đơn vị cơ bản này mà người ta sẽ xây dựng các đơn vị dẫn xuất

Ngoài ra thế giới còn ghi nhận các đơn vị đo lường khác như: Đơn vị đo diện tích, đơn vị đo độ nhớt, đơn vị đo mật độ, đơn vị đo phóng xạ, đơn vị đo tần số, đơn vị đo thể tích, đơn vị đo vận tốc, đơn vị đo từ, đơn vị đo công suất, đơn vị đo cường độ ánh sáng, đơn vị đo năng lượng…

Theo đó mỗi quốc gia sẽ đều sử dụng pháp luật để ban hành ra những đơn vị đo lường, phương thức áp dụng, được gọi là đơn vị đo lường hợp pháp để đảm bảo tính áp dụng trong cả phạm vi quốc gia đó.

Và hiện nay ở Việt Nam đã ban hành cho Luật Đo lường năm 2011 quy định chi tiết và nội dung này, đồng thời ban hành thông nhất bảng đơn vị đo hợp pháp của Việt Nam.

Đặc điểm về đơn vị đo lường

Tiếp theo nội dung Đơn vị là gì, chúng tôi sẽ đề cập đến các đặc điểm của đơn vị đo lường. Hệ thống đo lường được xác định là đạt chuẩn trong từng lĩnh vực đo gồm các tiêu chí chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn là chuẩn chính và cuối cùng là chuẩn công tác. Trong đó:

– Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường theo nội dung được quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh đo lường;

– Chuẩn chính là chuẩn đo lường đảm bảo độ chính xác cao nhất ở một đơn vị địa phương hoặc một tổ chức để xác định giá trị các chuẩn còn lại thuộc lĩnh vực đó.

Theo đó, chuẩn chỉnh được liên kết trực tiếp với chuẩn quốc gia hoặc chuẩn gián tiếp qua chuẩn khác thì thường đạt được độ chính xác cao hơn;

– Chuẩn công tác được xác định là loại chuẩn đo lường được dùng với vai trò kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo

Chuẩn công tác sẽ được liên kết trực tiếp với chuẩn chính hoặc gián tiếp qua chuẩn khác nhằm đạt được độ chính xác cao hơn.

Ngoài cung cấp cho Quý khách các thông tin liên quan đến Đơn vị là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay thì với phần tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Quý khách các vấn đề khác liên quan đến nội dung này.

Vai trò của đơn vị đo lường

Việc quy định nhiều đơn vị đo lường đã tạo điều kiện quan trọng trong công cuộc nghiên cứu, định lượng chất của một nhóm các sự vật, hiện tượng nhất định.

Đồng thời việc ban hành ra Luật Đo lường 2011 và hệ thống đơn vị đo lường chung đã giúp thống nhất chuẩn đo lường trong quá trình áp dụng, đồng thời đảm bảo đạt quy chuẩn của hệ thống đo lường Thế giới.

Ngoài ra việc ban hành cho quy định chung đã tạo ra sự thống nhất trong quá trình sử dụng, áp dụng, tránh các hành vi gian lận hay áp dụng sai trong đời sống.

Hoạt động đo lường được xác định là hoạt động thiết lập, sử dụng chuẩn đo lường cùng với các đơn vị đo; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo; định lượng đối với hàng hóa đóng gói sẵn.

Việc áp dụng hoạt động đo lường là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát được mức độ cải tiến và xuống cấp trong chất lượng, từ đó đưa ra được kết luận đánh giá về sự vật, hiện tượng đó.

Đơn vị đo lường còn được áp dụng vào khi thực hiện các phép đo, ứng dụng cân vào hệ thống công nghiệp sản xuất hiện đại. Đây là một lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng và tác dụng rộng lớn, có liên quan mật thiết đến đời sống của con người.

Ngày nay đời sống xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nền công nghiệp hóa tăng trưởng liên tục, đòi hỏi hệ thống đo lường cũng cần đổi mới, chuẩn xác nhất, đồng thời không ngừng thử nghiệm ứng dụng khoa học để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công cuộc công nghiệp hóa của đất nước.

Với nội dung bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho Quý khách các vấn đề liên quan đến Đơn vị là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.